ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:34:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đôi điều suy nghĩ về vấn đề phê bình trên báo chí hiện nay

Báo Cà Mau Vấn đề phê bình trên báo chí trong nhiều năm qua đã có nhiều đóng góp đáng kể. Những mặt trái trong xã hội như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu… đã được các nhà báo phanh phui và phản ánh trên mặt báo. Sức tác động của những thông tin đó đối với người đọc là vô cùng mạnh mẽ. Những bài báo đó đã thực sự giúp cho các nhà quản lý nắm được vấn đề và có biện pháp khắc phục các hiện tượng tiêu cực.

Vấn đề phê bình trên báo chí trong nhiều năm qua đã có nhiều đóng góp đáng kể. Những mặt trái trong xã hội như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu… đã được các nhà báo phanh phui và phản ánh trên mặt báo. Sức tác động của những thông tin đó đối với người đọc là vô cùng mạnh mẽ. Những bài báo đó đã thực sự giúp cho các nhà quản lý nắm được vấn đề và có biện pháp khắc phục các hiện tượng tiêu cực.

Không ai không thấy được sự cần thiết, tính tất yếu và lợi thế của vũ khí phê bình, nhưng điều đáng bàn chính là “phải phê bình rất nghiêm khắc” như Bác Hồ kính yêu đã ân cần căn dặn. Trên thực tế nhiều năm qua cho thấy, không ít bài phê bình các vụ việc tiêu cực, viết về cái chưa tốt trong xã hội, trong cuộc sống của chúng ta còn nặng về miêu tả, kể lễ tỉ mỉ, đôi khi sa vào chủ nghĩa tự nhiên, nhất là các vài viết về các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút, ăn chơi xa đoạ của một bộ phận cán bộ trong xã hội…

Ðã đành rằng phê bình là phải cụ thể, có địa chỉ, nhưng nói như vậy không có nghĩa là cứ miêu tả một cách chi tiết, tường tận là đảm bảo tính trung thực, khách quan của bài viết, là đạt được tính nghiêm khắc trong phê bình. Dù là một bài hoặc một tin viết về cái xấu trong xã hội thì mục đích cuối cùng cần đạt được là giúp cho người (gắn với sự việc cụ thể) có sai lầm nhận thấy sai lầm và từ đó có cách sửa chữa phù hợp, có hiệu quả. Cũng như muốn chữa bệnh cho con người thì phải bắt đúng bệnh và rồi bốc đúng thuốc.

Cần “phải phê bình rất nghiêm khắc” như lời chỉ bảo của Bác Hồ, tôi hiểu trước hết là phải phê bình đúng người, đúng việc, nêu đúng bản chất và thuộc tính của vấn đề sai trái. Người phê bình cần có thái độ hết sức khách quan, khoa học trong quá trình nghiên cứu, xem xét và cách phản ánh sự việc, vấn đề. Tuyệt nhiên ở đây không được vì mục đích cá nhân, động cơ cá nhân mà phản ánh vấn đề sai lệch, bóp méo sự việc. Chỉ khi nào người viết thực sự có cái nhìn khách quan, có phương pháp khoa học trong quá trình xem xét, nghiên cứu và phản ánh sự việc thì nội dung của bài viết phê bình mới không sa vào những vấn đề vụn vặt, manh mún, không đúng bản chất và thuộc tính của vấn đề cần phê bình.

Ðề cập điều này là muốn nhấn mạnh vấn đề, thái độ của người phê bình là hết sức quan trọng. Vì động cơ thiếu khách quan, khoa học, động cơ cá nhân trong phê bình sẽ dẫn đến kiểu phê bình chụp mũ, quy kết sai lệch. Không ít bài phê bình đã đi quá sâu vào tiểu sử, đời tư của người bị phê bình. Chính điểm này đã làm cho giọng điệu của người phê bình dễ mang tính chất nhạo báng, giễu cợt đối với người bị phê bình. Ðương nhiên là chê (phê bình) theo cách đó mang tính “ăn thua”, “cay cú” nhiều hơn là giúp cho người được phê bình nhận ra cái sai mà sửa chữa.

Sự đúng mức trong khen và chê cho thấy việc phê bình quả là không đơn giản, không dễ dàng chút nào. Giải thích về sự đúng mức trong phê bình,  Bác Hồ chỉ rõ: “Khen quá lời thì người được khen cũng hổ người. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thu”. Chính vì Bác Hồ đã yêu cầu phê bình cần phải rất nghiêm khắc cho nên việc khen quá lời và chê quá đáng đều là kiểu phê bình thiếu nghiêm khắc. Trong thực tế đã có trường hợp do khen quá lời mà làm hỏng người được khen (vì họ kiêu căng, tự phụ, sớm hài lòng với thành tích đạt được) hay chê quá đáng đã làm cho người bị chê bi quan, bất mãn. Cả hai trường hợp trên đều là biểu hiện của kiểu cực đoan, thái quá trong phê bình.

Xét đến cùng, mục đích của phê bình, cầu khen hay chê là để giáo dục con người và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn lên. Vả lại, dù phê bình bất cứ một vấn đề gì, một hiện tượng nào cũng đều gắn với con người, hay một nhóm người, một tập thể nhất định, cho nên người phê bình cần phải xuất phát từ động cơ (cái tâm) trong sáng, lành mạnh. Ðồng thời lại còn yêu cầu phải có nghệ thuật (có phương pháp đúng, khoa học, phù hợp) trong phê bình. Tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà phê bình cho đúng nội dung, đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả giáo dục

Vũ Bạ

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).