ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 14:20:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới giáo dục Cà Mau - đôi điều tâm huyết

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng nhưng hiện tại còn ở dạng tiềm năng. Để đạt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực ĐBSCL, đòi hỏi tỉnh cần có những giải pháp thiết thực để chuyển hoá ưu thế về tài nguyên thiên nhiên thành ưu thế về tài nguyên con người.

Bài 2: Đổi mới giáo dục phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của Cà Mau

Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này sự trù phú và hào sảng, do đó chúng ta cần phải có những động thái tích cực để chuyển tải đến Nhân dân ý thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Tỉnh muốn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, hạt nhân là lấy con người làm gốc. Do đó, trong kế hoạch phát triển, thực hiện phát triển cần phải coi trọng việc phát triển toàn diện của con người, đó vừa là xuất phát điểm, vừa là đích đến của sự phát triển khác.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Cà Mau trong buổi lễ tổng kết năm học 2016-2017.Ảnh: Minh Tấn

Nhân dân luôn là chủ thể sáng tạo, đồng thời là động lực của mọi sự sáng tạo. Mục tiêu đưa tỉnh Cà Mau phát triển nhanh theo hướng bền vững cần đặt công tác giáo dục lên vị trí chiến lược, trong đó nỗ lực nâng cao dân trí, trình độ tư tưởng, đạo đức, trình độ khoa học là những mục tiêu lớn phù hợp với tình hình, đặc điểm của tỉnh.

Cà Mau có dân số hơn 1,3 triệu người đang sinh sống, lao động và làm việc ở đều khắp các lĩnh vực. Hiện tại cho thấy mức tăng dân số không phải là gánh nặng, áp lực của phát triển mà là động lực của phát triển trong mức hạn định của tài nguyên thiên nhiên để chuyển hoá từ ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên thành ưu thế về nguồn tài nguyên con người thông qua con đường giáo dục.

Cà Mau phát triển nhanh hay chậm, giàu hay nghèo, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu, bước phát triển 10 năm, 20 năm tới thế nào ngày càng được quyết định bởi tố chất của người lao động, quyết định bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức. Chúng ta mừng vì thực hiện Đề án Mê-kông, tỉnh đã đưa đi nước ngoài đào tạo được 20 tiến sĩ và 100 thạc sĩ, hiệu quả đến đâu thời gian nữa sẽ kiểm chứng. Đề án chưa kết thúc thì tỉnh tiếp tục xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng 30 tiến sĩ và 80 thạc sĩ, thời gian đưa đi đào tạo từ nay đến năm 2025. Cùng với nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học được đào tạo trong nước, đây là nguồn nhân lực có chất lượng, làm việc hiệu quả, sẽ có những đóng góp xứng đáng, có ý nghĩa quyết định đến hoạch định chiến lược, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh.

Với chiến lược phát triển tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035 đạt được kết quả đặt ra chỉ khi chúng ta làm tốt công tác giáo dục, nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, trình độ kỹ năng quản lý cho đội ngũ kế cận, ưu thế to lớn về nguồn tài nguyên con người sẽ là sự kỳ vọng lớn lao và tin tưởng tuyệt đối. Khi đã có ưu thế về nguồn tài nguyên con người, cộng với trình độ, năng lực quản lý, điều hành năng động, tâm huyết, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình. Bất kỳ quốc gia hay địa phương, khu vực nào kinh tế cất cánh cũng phải dựa trên sự chuyển hoá từ thành tựu của giáo dục mang lại. Cà Mau cần phải tận dụng tối đa tính khả thi của việc chuyển hoá từ phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có sang ưu thế về nguồn nhân lực, lực lượng khoa học - kỹ thuật để ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững.

Một nền giáo dục bài bản, hiệu quả mang lại sẽ tháo gỡ nút thắt hạn chế về nền sản xuất nhỏ lẻ quá dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có, sẽ khắc phục được những hạn chế và có sự dịch chuyển đáng kể bằng việc khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ, tài nguyên tri thức để đánh thức tiềm năng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Kinh tế phát triển thì hàm lượng tri thức kết tinh trong lao động để làm ra của cải vật chất ngày càng cao, vai trò của nguồn tài nguyên con người, nguồn tài nguyên tri thức càng trở nên quan trọng khi đóng góp vào tăng trưởng, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần đóng góp của nguồn tài nguyên vật chất.

Chính vì lẽ đó, phát triển giáo dục phải bám sát, gắn chặt với đặc điểm, tình hình chung của tỉnh. Rõ ràng, tri thức là sức mạnh, khoa học - kỹ thuật là chìa khoá khắc phục, hoá giải những hạn chế của quá trình khai thác nguồn tài nguyên vật chất sẵn có, từ đó phải đẩy nhanh, đẩy mạnh việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khuyến khích sáng tạo, đề cao tư duy đổi mới, khởi nghiệp, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào về tri thức để phát triển Cà Mau xứng đáng là tỉnh đầu tàu phía Nam Tổ quốc.

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục

Bài 3: Cái gốc của đổi mới giáo dục là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Bài cuối: Giải pháp phát triển giáo dục Cà Mau trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện

TS Nguyễn Minh Luân

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.