ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 13:01:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới giáo dục Cà Mau - đôi điều tâm huyết

Báo Cà Mau (CMO) Vai trò của nhà giáo là chủ chốt trong chấn hưng giáo dục, phát triển con người và tiến bộ xã hội. Đội ngũ nhà giáo là nền tảng của giáo dục, là căn nguyên quyết định thành công hay không của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, bởi tố chất chung của đội ngũ nhà giáo và phẩm chất, phương pháp sư phạm - kỹ thuật của từng cá nhân nhà giáo.

Bài 3: Cái gốc của đổi mới giáo dục là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Nâng chất người làm giáo dục

Trong thời đại ngày nay, khoa học - kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Trong xu thế đó, năng lực sáng tạo là yếu tố nội sinh nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp, là năng lượng rất quan trọng để tạo ra giá trị mà mấu chốt phải có sự khác biệt theo mô hình mới. Giáo dục Cà Mau muốn phát triển phải đặt trong mối liên kết vùng, tuân thủ theo hoạch định của ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương giao.

Giờ lên lớp của cô trò Trường Tiểu học Thới Bình C, xã Thới Bình, huyện Thới Bình.  Ảnh: Quốc Rin.

Giáo dục là một chỉnh thể thống nhất, trong đó dạy học là một nghề, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo phải giỏi chuyên môn, giàu tính sáng tạo, có năng lực vận dụng phương pháp khoa học và phương pháp dạy học, đam mê với nghề, xây dựng đội ngũ nhà giáo gánh vác tốt hơn sứ mệnh của mình là đào tạo những thế hệ người có chất lượng, là những công dân tốt, công dân toàn cầu.

Định hướng giáo dục sắp tới có sự thay đổi căn bản, toàn diện về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có sự tích hợp môn, liên môn, lĩnh vực khoa học với yêu cầu phải có sự thay đổi ở người thầy dạy từ truyền thụ kiến thức, thầy dạy - trò học sang vai trò của người thầy là người tổ chức, dẫn dắt; phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học trong học tập và rèn luyện nhân cách.

Mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới lại xảy ra tình trạng chạy trường, một vấn đề xã hội đáng chú ý. Thực chất của vấn đề này là phụ huynh muốn lựa chọn giáo viên để dạy dỗ con em mình, làm sao tạo được sự tin tưởng, an tâm, suy cho cùng đó là sự lựa chọn giáo viên tốt. Rõ ràng, chất lượng của mỗi nhà trường trong tỉnh hiện nay không đồng đều, điều đó đặt ra cho tập thể từng trường phải nghĩ đến việc xây dựng “thương hiệu” trong cuộc cạnh tranh để xây dựng hình ảnh, xây dựng “niềm tin giáo dục” của nhà trường đối với xã hội. Trong đó, vấn đề cốt lõi là nhà trường phải xây dựng đội ngũ đảm bảo về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khoa học chuyên ngành, biết rộng các môn khoa học liên quan để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong quản lý, quản trị trường học, người cán bộ quản lý phải biết sắp xếp các mối quan hệ sao cho hài hoà, cốt yếu là có biện pháp bồi dưỡng để có đội ngũ giáo viên có chất lượng, phân công hợp lý, xem việc phát huy tốt đội ngũ nhà giáo cũng là một biện pháp phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm qua, việc thu hút học sinh giỏi theo học ngành sư phạm làm giáo viên gặp nhiều khó khăn. Trọng trách của nhà giáo là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tài giỏi để xây dựng quê hương, đất nước, nhưng đầu vào của sinh viên sư phạm như hiện nay là một thực trạng đáng lo lắng.

Điều kiện của Cà Mau hiện nay, trường sư phạm không còn, sinh viên sư phạm chỉ còn 3 mã ngành đào tạo và triển vọng đào tạo thời gian tới gặp rất nhiều khó khăn, sinh viên ra trường thiếu việc làm là một thực tế nan giải. Chương trình đào tạo hiện nay chủ yếu trang bị kiến thức khoa học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chương trình cũ, chưa lấy mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chưa lấy chương trình giáo dục phổ thông mới làm tham chiếu, xây dựng chuẩn đầu ra sẽ là những khó khăn, rào cản đối với sinh viên ngay trước mắt. Cho nên, thời gian tới, ngành giáo dục phải đặt mục tiêu bồi dưỡng, chuyển đổi trọng tâm nhiệm vụ của người giáo viên, quan tâm sử dụng, đào tạo lại giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ rất nặng nề và hết sức quan trọng.

Chú trọng chất lượng chuyên môn

Lâu nay, ngành giáo dục xem việc chuẩn hoá giáo viên được hiểu đồng nghĩa với bằng cấp (có nhiều giáo viên đạt trên chuẩn) để được đứng lớp, được dạy học, cũng giống như suy nghĩ theo kiểu “học một lần cho cả đời”. Nhưng thực tế không phải vậy, có khi điều đó trở nên tai hại, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với giáo viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Bởi lẽ, đạt chuẩn trình độ là một yêu cầu, nhưng khả năng, phương pháp, kỹ thuật dạy học, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, phương pháp mới trở nên rất cần thiết. Điều đó luôn đúng, nhưng không phải giáo viên nào cũng nhận thấy, nguyên nhân có nhiều, trong đó có sự tự mãn từ bản thân giáo viên.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Phích, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh được tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại. Ảnh: Quốc Rin.

Bên cạnh đó, một thực tế đang tồn tại là công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề được tổ chức theo kiểu phong trào, mang tính thời điểm nhưng ít chú trọng xem xét nhu cầu thực sự của giáo viên, của cán bộ quản lý trường học, trách nhiệm đó trước hết thuộc về cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý giáo dục. Cho nên, công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ (thường theo năm học) chuyển sang bồi dưỡng thường xuyên theo nhu cầu, gắn với tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập suốt đời đặt ra như một nhu cầu thiết yếu.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất, chất lượng”.

Truyền thống dân tộc ta luôn xem nghề giáo là nghề cao quý nên mỗi giáo viên phải xứng đáng để được xã hội tôn vinh. Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Một nhiệm vụ rất quan trọng của đổi mới giáo dục là đổi mới đội ngũ từ tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, xem trọng việc đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Tố chất của người giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương, của trường học. Vì vậy, cần giảm tối thiểu các công việc hành chính, sổ sách để nhà giáo tập trung thời gian, không ngừng nâng cao tố chất trên các mặt tư tưởng, chính trị, năng lực nghiệp vụ đảm bảo chất lượng dạy - học và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường./.

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục

Bài 2: Đổi mới giáo dục phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của Cà Mau

Bài 4: Giải pháp phát triển giáo dục Cà Mau trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

TS Nguyễn Minh Luân

Vững vàng nơi trường thi đặc biệt

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đón 229 thí sinh tự do dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Tuy không náo nhiệt như các điểm thi dành cho học sinh lớp 12, nhưng lại mang một không khí chững chạc, bình tĩnh và đầy quyết tâm của những người trở lại trường thi với quyết tâm chinh phục giấc mơ tri thức.

Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau

Chiều 25/6, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau, TP Cà Mau. Cùng đi có Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân.

Huỳnh Gia Hân và thư gửi “con cháu” của Trái đất

Với tinh thần ham học hỏi cùng sự nỗ lực không ngừng, em Huỳnh Gia Hân, Lớp 7A, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, là học sinh duy nhất của tỉnh Cà Mau đoạt giải Khơi nguồn ý tưởng Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025, do Liên minh Bưu chính Thế giới - UPU tổ chức.

Giữ trẻ dịp hè

Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP Cà Mau duy trì hoạt động giữ trẻ dịp hè, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, nhất là khu vực đô thị.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chiều nay (18/6), Uỷ viên Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hoàn tất chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi đặt tại huyện Năm Căn có tổng số 839 thí sinh dự thi của 2 huyện, gồm các trường: Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) 515 thí sinh, Trường THPT Viên An (huyện Ngọc Hiển) 145 thí sinh và Trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển) 179 thí sinh. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo, đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Để nắm tình hình và chỉ đạo kịp thời về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, từ ngày 10-13/6, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau năm 2025 tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại các điểm thi trên địa bàn tỉnh.

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức bắt đầu, học sinh khối 12 trên địa bàn huyện Cái Nước đang tích cực ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.

Giáo dục mầm non - Trường học xanh - an toàn - hạnh phúc

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cà Mau đang thực hiện nhiều kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn, nâng chất bậc học này.