ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 08:58:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Báo Cà Mau Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HÐND tỉnh, có buổi trao đổi, đánh giá tổng quan về hoạt động của HÐND tỉnh trong năm 2024.

Bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HÐND tỉnh Cà Mau, tặng quà các cụ đang sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.Bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HÐND tỉnh Cà Mau, tặng quà các cụ đang sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.

- Bà có thể cho biết, năm 2024, HÐND tỉnh Cà Mau có những hoạt động nổi bật và những đổi mới như thế nào?

Bà Lê Thị Nhung: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, trong năm 2024, HÐND tỉnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết về Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HÐND tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Kỳ họp HÐND tỉnh được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Từ đầu năm đến nay, HÐND tỉnh tổ chức 3 kỳ họp (2 kỳ họp chuyên đề để giải quyết các vấn đề bức thiết thuộc thẩm quyền, ban hành 30 nghị quyết trên các lĩnh vực). Tại các kỳ họp này, chương trình theo hướng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, súc tích, dành nhiều thời gian cho thảo luận.

Việc tổ chức tiếp xúc cử tri (TXCT), tiếp công dân được thực hiện đảm bảo theo quy định. Hoạt động TXCT theo hướng tăng số lượng điểm tiếp xúc, đa dạng hoá thành phần tham dự, nhằm tiếp xúc được nhiều cử tri và lắng nghe được nhiều ý kiến kiến nghị. Phân công các sở, ngành dự trực tiếp hoặc trực điện thoại để giải quyết “nóng” các vấn đề cử tri đặt ra.

Từ đầu năm đến nay, tổ chức giám sát, khảo sát 12 chuyên đề, có 103 kiến nghị, đề xuất đến các ngành, các cấp xem xét, giải quyết, chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế. Nội dung giám sát phù hợp với thực tiễn, trọng tâm, trọng điểm, có kết hợp khảo sát nắm tình hình thực tế tại cơ sở, gặp gỡ trực tiếp người dân, doanh nghiệp.

- Trong năm, HÐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, bà có thể chia sẻ về điều này?

Bà Lê Thị Nhung: Từ đầu năm 2024 đến nay, HÐND tỉnh đã ban hành 30 nghị quyết, có nhiều nghị quyết quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, liên quan, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, như: Bổ sung danh mục, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và bổ sung danh mục, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 (nguồn vốn ngân sách tỉnh); thông qua dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2025; chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau; thông qua Ðề án “Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Cà Mau”; Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế nhưng không phải là đối tượng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cà Mau...

Trong đó, đáng chú ý là Nghị quyết về chủ trương Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau, với mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thông qua xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Dự án có tổng mức đầu tư 536 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới 390,2 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của tỉnh 145,8 tỷ đồng. Theo đó, Cà Mau sẽ xây dựng, nâng cấp Cảng cá Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, bao gồm các hạng mục: mở rộng chiều dài cầu tàu, nạo vét trước cảng, nhà phân loại có mái che, trang bị 2 tàu, 2 ca nô...

- Công tác giám sát đã có những chuyển biến tích cực như thế nào và đã mang lại hiệu quả gì, thưa bà?

Bà Lê Thị Nhung: Hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề được Thường trực và các ban HÐND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo kế hoạch, đúng luật định. Các cuộc giám sát, khảo sát tập trung vào những vấn đề bức xúc, nhiều người quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, HÐND, Thường trực, các ban, các tổ đại biểu HÐND tỉnh đã giám sát, khảo sát 12 chuyên đề.

Trong giám sát, khảo sát, HÐND tỉnh có nhiều đổi mới về hình thức thực hiện, như: Thành lập tổ thư ký giúp việc cho đoàn giám sát; phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của đoàn; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các thành viên; chú trọng khảo sát thực tế, gặp gỡ người dân và các đối tượng ảnh hưởng để nắm thêm thông tin, thẩm tra số liệu, làm sáng rõ vấn đề, phục vụ cho cuộc làm việc hiệu quả, đạt chất lượng.

Thực hiện chuyên đề khảo sát tình hình quản lý và kết quả sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, kinh doanh, cho thuê của các đơn vị sự nghiệp công lập, Ban Kinh tế - Ngân sách đã khảo sát thực tế tại 20 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh và làm việc trực tiếp với các cơ quan chủ quản. Qua khảo sát cho thấy, việc quản lý và sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, kinh doanh, cho thuê của các đơn vị sự nghiệp công lập còn khó khăn, hạn chế nhất định.

Khảo sát thực trạng việc thiếu giáo viên; việc triển khai, thực hiện Thông tư 19/2023/TT-BGDÐT và Thông tư 20/TT-BGDÐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Ban Văn hoá - Xã hội chọn những điểm trường ở địa bàn khó khăn của huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và những điểm trường ở địa bàn thuận lợi hơn ở huyện Trần Văn Thời, Thới Bình để khảo sát thực tế, làm phép so sánh. Từ đó làm rõ nguyên nhân của việc thiếu giáo viên, cũng như cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng việc thực hiện sắp xếp lớp theo thông tư mới của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Theo đó, ghi nhận đề xuất chính sách đãi ngộ đặc thù đối với những giáo viên vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông khó khăn.

Qua khảo sát tình hình tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Y dược Cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh, trên cơ sở kiến nghị của Thường trực HÐND tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, các ngành liên quan khảo sát và có kế hoạch, lộ trình đầu tư các hạng mục, công trình, nâng cấp bệnh viện theo kiến nghị của Ðoàn khảo sát...

Bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau tham dự Hội nghị thẩm tra các Dự thảo Nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh.Bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau tham dự Hội nghị thẩm tra các Dự thảo Nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh.

- Xin bà cho biết thêm, HÐND tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ gì trong năm 2025?

Bà Lê Thị Nhung: Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI; là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Ðại hội toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. HÐND tỉnh mong rằng: Các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm bứt phá thực hiện kỳ được những chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh đó, HÐND tỉnh sẽ tập trung vào một số mặt công tác trọng tâm. Ðặc biệt, trong đó quan tâm đến việc rà soát, xây dựng, ban hành nghị quyết để kịp thời cụ thể hoá các quy định pháp luật giao cho thẩm quyền HÐND tỉnh quyết định; cụ thể hoá các chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ban hành một số chính sách mang tính đặc thù của địa phương để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển trên các lĩnh vực. Chú trọng tuyên truyền và triển khai các nghị quyết của HÐND tỉnh được ban hành, đảm bảo nghị quyết thực hiện hiệu quả trong cuộc sống. Tiếp tục quan tâm theo dõi, rà soát các nghị quyết được ban hành, nhằm phát hiện những bất cập, chưa phù hợp với quy định pháp luật, với thực tiễn để có sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Tập trung chuẩn bị, tổ chức các kỳ họp thường lệ và kỳ họp chuyên đề của HÐND tỉnh trong năm; tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đảm bảo đúng luật định.

Tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của Thường trực HÐND, các ban HÐND và các tổ đại biểu HÐND tỉnh. Thực hiện công tác giám sát thường xuyên trên các lĩnh vực về phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật ở địa phương. Triển khai TXCT, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cuộc TXCT trước và sau kỳ họp, tăng cường TXCT chuyên đề, thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện ý kiến kiến nghị của cử tri. Phân công đại biểu tiếp công dân định kỳ vào thứ Năm hằng tuần và tiếp công dân hằng tháng, quý của các tổ đại biểu HÐND tỉnh tại địa bàn ứng cử.

- Xin cảm ơn bà!

 

Phú Hữu thực hiện

 

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.