ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:58:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới tư duy và hoạt động, hướng đến phụ nữ toàn năng

Báo Cà Mau Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam (20/10/1930-20/10/2023), phóng viên báo Cà Mau gặp gỡ, trao đổi với bà Trần Thị Kiều Yến, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, về các hoạt động phong trào của các tổ chức hội phụ nữ trong tỉnh.

- Thưa bà, hiện nay các hoạt động phong trào của phụ nữ tỉnh nhà có những bước tiến nổi bật như thế nào so với trước đây?

Bà Trần Thị Kiều Yến: Hiện nay, phong trào của phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức các hoạt động thực chất, thiết thực, hướng về cơ sở, qua đó đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Cà Mau thời đại mới”, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, 2 khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm của hội đã tạo bước chuyển mới, nâng tầm vị thế của hội, đáp ứng xu thế, yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Ðặc biệt, Hội LHPN tham gia triển khai các hoạt động thực hiện 3 chương trình MTQG: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hội LHPN tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện cho hội viên trong các hoạt động xã hội và tiếp cận với công nghệ số để hoạt động tiến bộ hơn. Ảnh: LAM KHÁNH

- Theo bà, để xây dựng người phụ nữ toàn năng trên mọi lĩnh vực thì phụ nữ Cà Mau cần những tiêu chuẩn gì?

Bà Trần Thị Kiều Yến: Ðể xây dựng người phụ nữ toàn năng trên mọi lĩnh vực, trong nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh triển khai phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Cà Mau thời đại mới”, qua đó các tiêu chuẩn cần có gồm:

Ðầu tiên là phải có tri thức. Ðối với phụ nữ, hội viên, đó là có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc; có hiểu biết cơ bản về đời sống xã hội; chủ động, tích cực học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân và lan toả tinh thần học tập đến những người xung quanh; có khả năng áp dụng kiến thức mới, cải tiến hoặc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, sản xuất, kinh doanh và công tác. Ðối với cán bộ hội các cấp, ngoài những yêu cầu chung, cần chủ động học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác hội; có khả năng vận động lồng ghép giới; sáng tạo, đổi mới tổ chức hoạt động hội, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ hai là phải có đạo đức. Tất cả đều phải thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của công dân; rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam; giữ gìn uy tín cá nhân, là tấm gương tốt trong gia đình và cộng đồng về rèn luyện đạo đức; ứng xử có văn hoá, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy ước, quy định của cộng đồng, địa phương, đơn vị, tổ chức. Ngoài những yêu cầu chung, cần tích cực, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đề cao trách nhiệm nêu gương; có ý thức giữ gìn uy tín của tổ chức Hội LHPN Việt Nam, hình ảnh và uy tín của người cán bộ hội, xây dựng văn hoá tổ chức hội.

Thứ ba là phải có sức khoẻ. Chị em phụ nữ cần có lối sống lành mạnh; tham gia và vận động những người xung quanh tham gia hoạt động thể dục thể thao, văn hoá - văn nghệ; có kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình; khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện và gương mẫu đi đầu tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng.

Thứ tư là có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Phụ nữ phải tự trọng, tự tin, biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ bản thân; có ý chí, nghị lực vươn lên phát triển mọi mặt. Ngoài ra, phải biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình khoa học; tạo môi trường gia đình bình đẳng, hoà thuận, các thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, gắn bó, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia có trách nhiệm các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng cộng đồng dân cư và tập thể nơi làm việc văn minh, phát triển; tham gia phòng, chống tham nhũng và đấu tranh, ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong xã hội; có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Ðặc biệt, phải là nhân tố tích cực trong thực hiện các nội dung thi đua; tích cực, chủ động nắm tình hình và kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em. 

Mô hình trồng màu chuyên canh ở ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: LAM KHÁNH

- Với bước tiến của công nghệ và số hoá, phụ nữ Cà Mau đã bắt nhịp và vươn mình như thế nào?

Bà Trần Thị Kiều Yến: Trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, Hội LHPN tỉnh bám sát các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đồng thời thực hiện khâu đột phá: “Tập trung xây dựng cơ sở hội vững mạnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công tác hội” của Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với chủ đề “Phụ nữ Cà Mau đổi mới, sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng tổ chức hội vững mạnh” và triển khai thực hiện đến các cấp Hội LHPN trong tỉnh.

Hội LHPN tỉnh đã thành lập 369 nhóm Zalo, 218 trang Facebook, hội họp trên các phần mềm zoom, google meet... đăng tin, giới thiệu hình ảnh các hoạt động hội; truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả thông tin trên trang Website của Trung ương Hội và trang thông tin điện tử của tỉnh... Qua triển khai, thực hiện, các cấp hội trong tỉnh có nhiều sáng tạo trong phương pháp, lề lối làm việc khoa học, hiệu quả; tiết kiệm được chi phí, thời gian, đối tượng được tiếp cận nhiều hơn. Kết quả này đã quảng bá các hình ảnh, gương tốt, việc tốt đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân biết; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của địa phương đến người tiêu dùng... Song song đó, các hoạt động của hội gần đây đã góp phần giúp cán bộ, hội viên sử dụng công nghệ để thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích trong thanh toán, mua bán hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt, hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh diện tử VNeID, các app VssID, InternetBanking, ví điện tử Momo, Vnpay...

- Xin cảm ơn bà!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kể từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII ra đời, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn nêu cao quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp và cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò của mình, ra sức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trước mọi sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch.

“Biết người, biết ta”

Diễn đàn Tổng biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” không chỉ gợi mở hướng đi đầy tiềm năng của báo chí - báo chí giải pháp, mà còn lan toả một thông điệp rộng hơn, đó là báo chí cần thiết và tất yếu phải “biết người, biết ta” trong bối cảnh mới.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo người công dân tốt, cán bộ tốt

Hội thảo “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới” diễn ra chiều 30/9, có sự tham dự của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

TP Cà Mau vinh dự có 360 Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng ngày 25/9, TP Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Bảy, ngụ Ấp 3, xã Tắc Vân, TP Cà Mau.

Sâu sát Nhân dân, nắm chặt cơ sở

Chi bộ đảng, đảng viên ở ấp/khóm là nơi trực tiếp, sâu sát với đời sống Nhân dân; là cánh tay nối liền, nối dài của Ðảng, nơi ý Ðảng - lòng dân kết tinh, hiện hữu. Vai trò của đảng viên, chi bộ đảng ở tuyến “cơ sở của cơ sở” là hết sức quan trọng đối với việc truyền tải, thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân và phụng sự Nhân dân là phương châm xuyên suốt, nhất quán để từng chi bộ đảng, đảng viên phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao phó.

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Nhiều công trình chào mừng 40 năm tái lập huyện

Hướng đến kỷ niệm 40 năm tái lập huyện Ðầm Dơi (17/12/1984-17/12/2024), các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện đã đăng ký 102 công trình, phần việc trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với chỉnh trang diện mạo đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân; trong đó có 13 công trình cấp huyện. Ðến nay, nhiều công trình, phần việc đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sông Ðốc mong chờ sự kiện trọng đại

Còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi được chọn để tái hiện 200 ngày tập kết. Với tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại, hơn ai hết, người dân Sông Ðốc đang háo hức mong chờ sự kiện đặc biệt quan trọng này.

Phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho mẹ Lê Thị Ba

Sáng ngày 24/9, huyện Đầm Dơi tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Lê Thị Ba, ấp Xóm Tắc, xã Tân Thuận.