ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:15:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Báo Cà Mau Ngày 13/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức chương trình toạ đàm “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Kết luận số 94-KL/TW (Kết luận số 94), ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư”.

Chủ trì buổi toạ đàm.

Báo cáo đề dẫn tại chương trình toạ đàm, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, nhấn mạnh: “Kết luận số 94 của Ban Bí thư dù đã được ban hành 10 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng ngán ngại học tập lý luận chính trị xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng là hiện tượng đáng quan ngại, gây bức xúc, hệ luỵ khó lường. Do đó, đổi mới, nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân cho thế hệ trẻ có vai trò quan trọng, nền tảng, là bước đầu tiên, từ sớm, từ xa để làm chuyển biến toàn diện cả nhận thức, hành động và kết quả trong học tập lý luận chính trị”.

Đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, nhấn mạnh: “Kết luận số 94 của Ban Bí thư dù đã được ban hành 10 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay".

Kết luận số 94 của Ban Bí thư nhấn mạnh vấn đề nâng cao sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công việc giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là công việc đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực lớn, phải có nhận thức đầy đủ, giải pháp phù hợp, hiệu quả và hành động kiên trì, xuyên suốt với đối tượng là học sinh, sinh viên. Theo đó, nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị đối với từng cấp học, bậc học hạn chế việc trùng lặp mà phải luôn luôn đổi mới, tương thích.

Chương trình toạ đàm nhận được 20 bài tham luận chất lượng, tâm huyết, sinh động thực tiễn từ các đơn vị trường học ở Cà Mau; nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, trách nhiệm góp phần làm sáng tỏ những thuận lợi, khó khăn; đề xuất và gợi ý về giải pháp, mô hình; từ đó có được cái nhìn toàn diện, thấu đáo, góp phần cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân tại tỉnh Cà Mau.

Chương trình toạ đàm thu hút sự quan tâm và sự tham dự của đông đảo đại biểu.

Đồng chí Hồ Trung Việt lưu ý: “Đối với việc học tập lý luận trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tránh cách học “xơ cứng”, giảng giải to tát, lý luận cao siêu, mà yêu cầu thật mềm dẻo, gắn với thực tiễn, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý đối tượng tiếp nhận để học sinh, sinh viên có thể “hiểu và thấm”. Phải vận dụng các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ số trong việc lan toả, thẩm thấu lý luận chính trị một cách chính thống, hệ thống. Thông qua việc học tập lý luận chính trị, mục tiêu là đào tạo được căn bản về nền tảng đạo đức, tri thức về ý thức chính trị, bản lĩnh chính trị, lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ”./.

Quốc Rin

Hơn 200 trí thức, văn nghệ sĩ được quán triệt Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Ngày 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của can bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cho hơn 200 đảng viên là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong tỉnh.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

“Chi bộ 4 tốt” - Xây nền nếp mới trong Ðảng

Mô hình “Chi bộ 4 tốt” đã và đang được triển khai rộng khắp, mang lại những kết quả thực chất, tích cực, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên trong các cấp uỷ đảng ở Cà Mau. Tại Ðảng bộ xã Khánh An, huyện U Minh,“Chi bộ 4 tốt” đã dần đi vào nền nếp, giúp các cấp uỷ đảng khắc phục những tồn tại, hạn chế; phát huy tối đa vai trò, đóng góp của tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phát động đợt thi đua đặc biệt

Với chủ đề "Ðoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội", UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Chủ trương "1+1” - Mở rộng tập hợp thanh niên

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương "1+1”. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi cùng anh Nguyễn Hoàng Ðạo, Bí thư Tỉnh đoàn, về ý nghĩa của chủ trương này và kết quả đạt được đến nay.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...