ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 18:22:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng bào Khmer rộn ràng đón chào năm mới

Báo Cà Mau (CMO) Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer giống như Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh. Nó là ngày mở đầu năm mới, mở đầu mùa vụ mới, mang ý nghĩa xua đi nỗi lo toan, phiền não của năm cũ để đón chào những điều tươi đẹp.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Tết diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch). Tết năm nay được tổ chức trong 3 ngày (14, 15 và 16/4 dương lịch).

Tích xưa vọng mãi

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn chặt với nghi lễ của nông dân và một số nghi thức Phật giáo tiểu thừa. Điều này được thể hiện rõ trong sự tích Chôl Chnăm Thmây.

Các sư sãi và đồng báo Phật tử cùng đến trang hoàng lại chùa Rạch Giồng để đón Tết.

Nói về sự tích này, Đại đức Thạch Trường, Trụ trì chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết, ngày xưa có một cậu bé tên là Thom Ma Bal, rất thông minh nên dân chúng và các chư thần đều thán phục và đến xin nghe cậu thuyết giảng. Thế nên, buổi thuyết giảng của thần KaBưl Maha Brưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.

Quá bực tức, Thần KaBul Maha Brưm đến gặp cậu bé để đưa câu hỏi thách đấu. Và nhờ nghe hai con chim đại bàng nói chuyện với nhau mà Thom Ma Bal đã giải được câu hỏi của thần KaBul Maha Brưm. Vì là người thua cuộc, thần Maha Brưm đã tự cắt đầu mình trao cho con gái lớn và thân của thần biến thành luồng ánh sáng bay vút lên không trung.

Sau này, khi đến các chùa của đồng bào Khmer, người ta thường thấy đầu thần KaBul Maha Brưm được thờ trong các tháp chùa. Đầu thần được đặt ở vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa. Các sự tích, truyền thuyết trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ là những bài học về cách sống, lối sống cho đồng bào Khmer theo triết lý đạo Phật. Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để bà con Phật tử thể hiện tâm niệm của mình với Đức Phật, với ông bà, cha mẹ mình.

Đại đức Thạch Trường cho biết, lúc đầu đồng bào Khmer tổ chức Tết cổ truyền vào tháng 12 dương lịch. Nhưng do đây là thời điểm vụ mùa chưa thu hoạch xong, thời tiết thất thường nên họ quyết định chuyển sang tháng 4 dương lịch. Vì họ cho rằng, tháng 4 là thời điểm giao mùa của mùa nắng và mùa mưa. Giai đoạn này, trời đất giao hòa, cây cối trở nên tươi tốt và đầy sức sống. Sự đâm chồi, nảy lộc của cây cối biểu tượng cho một năm mới với hy vọng sẽ gặp nhiều sự tốt đẹp.

Hân hoan đón Tết

Những ngày này, đến ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, sẽ chứng kiến không khí náo nhiệt đón Tết cổ truyền. Từ việc sơn sửa lại nhà cửa, chỉn chu trang phục đến mua sắm các đồ dùng như nhang, đèn, gạo, rượu, thịt…

Cũng giống như đồng bào Kinh, gói bánh tét cũng là một nét văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Cận Tết, nhà nào cũng đỏ lửa nồi bánh tét để vừa vui Tết cùng gia đình và để dâng lên cúng ở chùa.

Chị Hữu Thị Hà, Chi hội trưởng phụ nữ ấp Đường Đào, thông tin: “Những năm gần đây, đời sống đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt nên họ tươm tất hơn trong việc đón Tết. Nhà nào như nhà nấy, đều sắm sửa quần áo mới và trang bị thêm đồ dùng sinh hoạt cần thiết để cái Tết được trọn vẹn hơn”.

Chị Hữu Thị Hà cho biết thêm, mới gần tháng 4 dương lịch đã thấy nhiều người đến chùa quét dọn, làm cỏ, lau chùi bàn thờ Phật… Mỗi người mỗi việc, tất cả đều mang tính tự giác cao. Nên những ngày này, ngôi chùa của người Khmer như bừng lên một sức sống mới.

Thông thường, người Kinh đón Tết tại nhà nhưng người Khmer lại tập trung đón Tết ở chùa. Ngoài lễ giao thừa được cúng bái tại nhà thì hầu hết các nghi thức lễ quan trọng khác đều được tổ chức tại chùa. Nhiều người còn ở trong chùa xuyên suốt đến khi ngày Tết kết thúc.

Đêm giao thừa năm nay sẽ được tổ chức lúc 3 giờ 12 phút ngày 14/4. Trên bàn thờ mỗi nhà đều sẽ trưng bày 5 nhánh hoa, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Ông bà, cha mẹ, con cháu tập trung ngồi xếp chân hướng về phía bàn thờ tổ tiên đốt nhang đèn, vái 3 vái để tiễn đưa vị Têvađa cũ và rước vị Têvađa mới, mong muốn được ban phước lành.
Đại đức Thạch Trường cho biết, phong tục của đồng bào Khmer, hầu hết những người quá cố trong gia đình đều được hỏa thiêu và gửi tro cốt trong chùa. Chính vì thế mà trong ba ngày Tết, mọi người tổ chức cầu siêu cho ông bà. Những nét đẹp truyền thống đậm tính nhân văn trong văn hóa Tết của người Khmer Nam Bộ vẫn được duy trì và phát triển.

Ngọc Trầm

Đại đức Thạch Trường cho biết, trong 3 ngày Tết, ngày thứ nhất, mọi người sẽ ăn mặc đẹp và mang theo lễ vật vào chùa làm lễ rước lịch Maha Sangkran. Đêm xuống, mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi và cùng hát, múa. Ngày thứ hai, các Phật tử dâng cơm cho sư sãi và giao lưu. Và ngày cuối cùng là tập trung nhiều lễ nhất, như lễ đắp núi cát, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu… Sau các nghi lễ, con cháu sẽ mời ông bà, cha mẹ đến tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ và cầu mong năm mới, tuổi mới, mọi người trong gia đình sẽ trở nên tốt hơn.

 

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.