ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 22:26:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng bào Khmer trước vận hội mới

Báo Cà Mau Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau Triệu Quang Lợi cho biết, có thể kể ra các địa phương điển hình có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; ấp Cơi 5A, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây; ấp 5, xã Khánh Bình Đông của huyện Trần Văn Thời. Đây là những điểm sáng thể hiện được tiềm năng lao động, sức sáng tạo của đồng bào người Khmer trong phát triển kinh tế gia đình, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau Triệu Quang Lợi cho biết, có thể kể ra các địa phương điển hình có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; ấp Cơi 5A, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây; ấp 5, xã Khánh Bình Đông của huyện Trần Văn Thời. Đây là những điểm sáng thể hiện được tiềm năng lao động, sức sáng tạo của đồng bào người Khmer trong phát triển kinh tế gia đình, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Tập quán sinh sống và đặc điểm phân bố dân cư của người Khmer nói chung thường lựa chọn không gian nông thôn. Cà Mau không là ngoại lệ khi tỷ lệ người Khmer định cư, làm ăn ở các đô thị chiếm một phần rất nhỏ. Cũng chỉ ở những vùng nông thôn, người Khmer mới phát huy hết tố chất lao động nông nghiệp, xây dựng được không gian văn hoá cố kết cộng đồng đặc trưng và giữ gìn những nét văn hoá truyền thống.

Nhiều đổi thay

Nhưng cũng từ đặc điểm này, xuất phát điểm của đa phần đồng bào thường có đời sống rất khó khăn. Ðiều kiện giao thông, phát triển sản xuất, tiếp cận với tri thức khoa học hạn chế… tạo ra muôn vàn sức cản cho sự phát triển. Thực tế, những năm trước đây, giải bài toán đời sống cho người Khmer không hề đơn giản, có chỗ, có lúc gần như lâm vào thế bế tắc.

Chị Huỳnh Thị Lịnh từ đôi bàn tay trắng giờ đã thoát nghèo và mong muốn có điều kiện để vươn lên làm giàu.

Vùng đồng bào Khmer Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời từng được coi là "cái rốn" của sự khó khăn, nghèo đói. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Lý Thanh Phong thông tin: “Cơi 5A, Cơi 5B tập trung đông đồng bào Khmer sinh sống nhất trên địa bàn. Toàn xã có 428 hộ người Khmer với gần 2.000 khẩu, 2/3 số này không đất sản xuất hoặc cầm cố đất đai. Có lúc tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên 30%”. Thời điểm Khánh Bình Tây còn hạn chế về giao thông, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, các chính sách cho đồng bào dân tộc còn ít, người Khmer nơi đây từng chỉ mơ làm sao đủ ăn, đủ mặc.

Theo lời ông Phong, nhà ở, đất đai sản xuất, vốn làm ăn cũng chỉ có thể giải quyết được phần ngọn của vấn đề, cái chính yếu nhất vẫn là tác động vào nhận thức của bà con. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người Khmer cũng đã hiểu ra chân lý: "Cuộc sống của mình do chính bản thân mình quyết định". Không còn sự ỷ lại, không còn sự thụ động trông chờ, người Khmer Khánh Bình Tây dùng chính sức lao động của mình để thay đổi tất cả.

Tại Khánh Bình Tây, người Khmer tự hào rằng có những hộ kinh tế thuộc hàng giàu có, nhiều nhà treo đầy những tấm bằng đại học. Có những hộ từ tay trắng vươn lên thoát nghèo, quay trở lại giúp đỡ những người khó khăn hơn. Ông Phong thống kê: “Số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm phân nửa. Ðiều đáng nói là không khí làm ăn của bà con phấn khởi lắm”. Người Khmer ở đây đã xây dựng được làng nghề khô cá bổi, hình thành những cánh đồng đậu xanh trên đất ruộng, buôn bán nhỏ, chăn nuôi… Trong thời gian ngắn, vùng nghèo ngày xưa nay đã thay da đổi thịt.

Ước mong mãnh liệt

Trưởng Ban Nhân dân ấp Cơi 5B Trần Văn Hữu chia sẻ chân tình: “Thấy không, giờ có nơi cũng chưa đường sá gì, bà con nói chung còn khó khăn, nhưng riêng đồng bào Khmer tôi lại thấy khác”. Ông Hữu cũng là lão nông chính gốc, từ Bến Tre về đây lập nghiệp trên 20 năm. Nhớ ngày mới về, ông Hữu bằng tình nghĩa xóm làng, với vai trò Trưởng Ban Nhân dân ấp, đã cùng với bà con sát cánh làm ăn. Trên đồng ruộng ấp Cơi 5B giờ là những vụ lúa trĩu bông, xen canh những cánh đồng đậu xanh năng suất rất khá. Theo ông Hữu, 1 công đậu xanh lời có khi đến 5-6 triệu đồng, người Khmer không đất được tạo điều kiện cho mướn đất để trồng trọt. Ngoài ra, việc chăn nuôi, buôn bán nhỏ và hoạt động các làng nghề đảm bảo vững chắc cuộc sống cho bà con.

Ông Trần Văn Hữu khẳng định, “Ở đất này, ai chịu lao động, có ý chí vươn lên thì không có chuyện đói nghèo đâu”. Bà con Khmer Cơi 5B giờ đã trở thành điểm sáng để cộng đồng người Khmer toàn tỉnh học tập. Từ chỗ ấp đặc biệt khó khăn của xã, nay bà con khá giả ngày càng nhiều, đặc biệt là chuyện chăm lo cho con cái học hành hết sức được quan tâm. Ở một ấp mà trước đây trên 100 hộ đồng bào, 2/3 số này không đất hoặc cầm cố đất, tỷ lệ nghèo có khi lên trên phân nửa, sự thay đổi này là thật sự ngoạn mục.

Chồng chết, một mình chị Trương Út Thanh nuôi 2 đứa con trai tốt nghiệp đại học, đứa con gái út đang học lớp 7. Chị Thanh chia sẻ: “Vợ chồng tôi ra riêng được chia 7 công ruộng, nhờ tằn tiện làm ăn rồi mua thêm”. Chị rất quyết tâm để con cái được ăn học đàng hoàng, bù lại sự thua thiệt của cha mẹ trước đây. Hai tấm bằng cử nhân loại khá là mùa quả ngọt mà chị ngày đêm ao ước. Chị Út Thanh cũng là người năng nổ trong việc động viên, giúp đỡ những gia đình người Khmer khó khăn lân cận. Với thu nhập trên dưới 100 triệu/năm, chị Thanh tin tưởng rằng: “Tôi thấy thoát khỏi cái nghèo không quá khó, ăn thua là mình quyết tâm nỗ lực, chớ đâu ai có thể giúp mình hoài được”.

Ðối với chị Huỳnh Thị Lịnh, hành trình thoát nghèo quả thật vô cùng gian nan. Chị tâm sự: “Cả nhà đâu biết làm gì ngoài mần thuê, mần mướn. Lúc con cái còn nhỏ, nhà chạy ăn từng bữa, nghĩ rằng cái nghèo sẽ bám riết”. Rồi với quyết tâm thoát nghèo, chị Lịnh cùng chồng đã tự xoay vốn buôn bán nhỏ, chăn nuôi thêm, rồi con cái lớn lên đi làm phụ giúp thêm, gia đình đã “dễ thở” hơn. Chị mong muốn: “Nếu được hỗ trợ vốn, tôi sẽ mở rộng việc buôn bán, làm ăn. Giờ phải tính toán thôi, nghèo thì thiệt thòi, xấu hổ lắm”. Từ chỗ chạy ăn từng bữa, những người Khmer Khánh Bình Tây đã tự tin với khát vọng làm giàu chính đáng của mình. Sự thay đổi này, vận hội mới này cũng chính là chìa khoá để cộng đồng người Khmer Cà Mau tiếp tục vươn lên./.

Bài và ảnh: Phạm Quốc Rin

Cần sớm nâng cấp tải trọng cầu Rạch Ruộng Nhỏ

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đang từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Những công trình trọng điểm như cầu Sông Ông Ðốc không chỉ kết nối các tuyến đường giao thông, mà còn đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá lĩnh vực chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những "nút thắt" hạ tầng đang là rào cản trực tiếp cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Ðổi thay ở lung Máng Diệc

Trận thảm sát tại lung Máng Diệc năm 1970 lấy đi sinh mạng 72 người, gồm cả dân thường và quân giải phóng. Ðây là ký ức đau thương khó quên của Nhân dân Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau 50 năm giải phóng, với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, cùng quyết tâm vượt qua nỗi đau của người dân nơi đây, diện mạo lung Máng Diệc ngày càng khởi sắc.

Kiểm tra thực tế công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát và cải tạo mộ liệt sĩ ở U Minh

Chiều 7/5, Đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân làm trưởng đoàn đến kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa mộ liệt sĩ trên địa bàn huyện U Minh.

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Thống nhất các hoạt động chuẩn bị tổ chức Đại lễ Phật đản

Chiều nay (7/5), ông Nguyễn Văn Đen, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo, các ngành có liên quan có buổi làm việc cùng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau bàn kế hoạch tổ chức lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025.

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả yêu thương từ hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”

Trên khắp các vùng biển của Tổ quốc, nơi ngư dân ngày đêm vươn khơi giữ nghề truyền thống giữa trùng khơi sóng dữ, bên cạnh họ luôn có những người lính biển âm thầm sát cánh, sẻ chia từng khó khăn, hoạn nạn. Một trong những hoạt động đầy tính nhân văn, lan toả yêu thương và trách nhiệm cộng đồng mà Quân chủng Hải quân đang thực hiện thời gian qua chính là hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”. 

Xây dựng gần 90% nhà trong chương trình xoá nhà tạm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, tính đến ngày 5/5, toàn tỉnh có 3.954 căn nhà đã khởi công trong tổng số 4.400 căn nhà được hỗ trợ trong chương trình xoá nhà tạm, dột nát, đạt gần 90%.

Hơn 50 triệu đồng hỗ trợ cho các gia đình bị hoả hoạn

Sáng 6/5, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Năm Căn phối hợp với UBND thị trấn năm Căn đến trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại nặng trong vụ hoả hoạn xảy ra vào ngày 28/3 tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.