ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-4-25 18:32:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Báo Cà Mau Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Song song với việc dịch chuyển mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phù hợp hơn với thực tế diễn biến của hạn mặn, thì nhiều giải pháp công trình thời gian qua đã được tỉnh đầu tư và đang phát huy tối đa tác dụng. Với 93 tuyến đê bao, bờ bao đã được đầu tư xây dựng có tổng chiều dài hơn 710 km, đi cùng với đó là 214 cống và 24 trạm bơm, đã cơ bản đảm bảo nhiệm vụ chính là kiểm soát mặn, ngăn triều và tiêu nước.

Vùng ngọt hoá của tỉnh phần lớn nằm tại 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Tuy nhiên, ranh giới mặn ngọt nơi đây rất đặc biệt, khi diện tích rộng lớn rừng tràm U Minh, vùng sản xuất lúa hai vụ, hoa màu của nông dân rất nhiều xã... chỉ nằm cách biển Tây một con đê. Theo đó, nhiều năm qua, các công trình nâng cấp đê, hộ đê biển Tây, cống ngăn mặn, chống úng xổ phèn đã được tỉnh tập trung đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả thiết thực. Với hơn 52 km được kiên cố hoá, còn lại là đê đất đen thường xuyên được duy tu nâng cấp... Từ nhiều năm nay, tuyến đê biển Tây được xem là bức tường thành bảo vệ hơn 120.000 ha đất sản xuất; bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm và cả vùng nuôi trồng thuỷ sản của hàng chục ngàn hộ dân bên trong.

 Hệ thống cống tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc nhiều năm qua không chỉ góp phần ngăn mặn mà còn chống úng, xổ phèn cho vùng ngọt hoá của tỉnh.

Hệ thống cống tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc nhiều năm qua không chỉ góp phần ngăn mặn mà còn chống úng, xổ phèn cho vùng ngọt hoá của tỉnh.

Không chỉ tuyến đê biển Tây, theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, tất cả tuyến đê bao, bờ bao, cống đập... thường xuyên được kiểm tra để kịp thời khắc phục những khiếm khuyết. Mục tiêu tỉnh đặt ra là vừa ứng phó vừa thích ứng, từng bước tiến tới sống chung với hạn mặn và nhiều loại hình thiên tai khác lâu dài, giảm thấp nhất thiệt hại cho người dân cũng như hạ tầng công cộng.

Dù đã chủ động từ rất sớm, nhưng do địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu nên tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa nắng là không thể tránh khỏi. Nắng nóng, độ mặn tăng cao và xâm nhập mặn vùng ngọt hoá gia tăng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm, cá và cả con người. Ðể chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả, nhiều biện pháp phi công trình cũng được chính quyền và người dân chủ động triển khai thực hiện.

Việc nạo vét kênh, mương thuỷ lợi và gia cố bờ bao chống tràn, hạn chế sạt lở luôn được chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân triển khai thường xuyên.

Việc nạo vét kênh, mương thuỷ lợi và gia cố bờ bao chống tràn, hạn chế sạt lở luôn được chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân triển khai thường xuyên.

Gần 10 ngày qua, anh Trương Văn Ða, ấp Hiệp Bình, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, gần như túc trực 24/24 tại khu vực 2 ao tôm siêu thâm canh hơn 1 tháng tuổi.

Anh cho biết: “Công việc hằng ngày là theo dõi sát môi trường nước, từ nhiệt độ, độ mặn và pH... để kịp thời bổ sung chế phẩm sinh học giúp cải thiện môi trường nước, hạn chế bệnh trên tôm. Ngoài ra, chế độ thức ăn cho tôm cũng có phần khác hơn, như bổ sung thêm khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm”.

Dù theo dự báo, mùa khô năm nay không gay gắt như năm 2023-2024, nhưng mọi diễn biến thời tiết, thông báo khí tượng, thuỷ văn luôn được các cấp chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ để kịp thời thông báo, cảnh báo đến người dân, các tổ chức có liên quan để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có công văn lần thứ tư tính từ đầu năm, chỉ đạo việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống, ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung tại các công văn. Sở Nông nghiệp và Môi trường theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thuỷ văn, kịp thời thông tin đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan chủ động thực hiện giải pháp ứng phó; thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn. 

Người dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời triển khai nhiều giải pháp bảo vệ sản xuất trước tác động thiên tai.

Người dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời triển khai nhiều giải pháp bảo vệ sản xuất trước tác động thiên tai.

Trong những cuộc họp gần đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cũng đã nhiều lần chỉ đạo các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần xác định phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và sụt lún, sạt lở đất là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp với tinh thần quyết liệt, hiệu quả, từ đó giảm tối đa các thiệt hại cho người dân và công trình của Nhà nước.

Ðặc biệt, các đơn vị, địa phương khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất đúng lịch mùa vụ, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Rà soát tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để triển khai các biện pháp phù hợp, giảm tối đa thiệt hại. Ðồng thời, huy động người dân tham gia thực hiện phòng chống, khắc phục sụp lún, sạt lở đất...

Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ ngăn mặn, chống tràn, trữ ngọt nhiều nhất có thể trong mùa mưa, tổ chức lại sản xuất theo điều kiện của từng địa phương... đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, để các biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh nỗ lực của chính quyền, các tổ chức có liên quan, cần thiết sự chung tay của người dân thực hiện đúng theo các khuyến cáo, hướng dẫn của ngành chức năng, địa phương. Có như vậy thì hiệu quả thích ứng, bảo vệ mùa màng, vật nuôi... mới đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương bền vững./.

 

Nguyễn Phú

 

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.