ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 01:18:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðóng góp khi lành, để dành khi ốm

Báo Cà Mau (CMO) Với mức lương cơ sở mới 1,8 triệu đồng, mỗi tháng người dân bỏ ra 81 ngàn đồng để tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với số tiền không lớn nhưng nếu không may gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật sẽ giảm gánh nặng, giúp gia đình không rơi vào cảnh kiệt quệ kinh tế khi phải điều trị bệnh lâu dài. Chính sách BHYT còn góp phần chia sẻ rủi ro, phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách giữa những người tham gia BHYT.

Theo quy định, mức đóng bảo BHYT gia đình đang được quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở. Từ ngày 1/7, khi mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì người thứ nhất trong gia đình đóng 81 ngàn đồng/người/tháng, mức đóng của người thứ hai chỉ bằng 70% mức đóng của người thứ nhất (56.700 đồng/tháng), người thứ 3 chỉ đóng 48.600 đồng/tháng (bằng 60% mức đóng của người thứ nhất), người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất, tương ứng với số tiền 40.500 đồng và từ người thứ năm trở đi chỉ đóng bằng 40%, tương ứng với số tiền 32.400 đồng/tháng.

Mặc dù số tiền đóng khác nhau, nhưng người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh như nhau, không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Qua đó, BHYT đã giúp nhiều người có thẻ BHYT vượt qua khó khăn về kinh tế khi không may ốm đau, bệnh tật.

Bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Ða khoa Cà Mau (chi phí ca phẫu thuật khoảng 100 triệu đồng, nhờ có BHYT nên bệnh nhân chỉ chi trả khoảng 25 triệu đồng).

Nhờ tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm, bà Phan Thị Thu Măng, ấp Xóm Lẫm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, điều trị bệnh lâu dài với chi phí trên 350 triệu đồng, bà được BHYT thanh toán gần 230 triệu đồng. Bà Hồ Thị Mỹ Nương, Khóm 2, Phường 5, TP Cà Mau điều trị bệnh nhiều lần ở bệnh viện tuyến trên, tổng chi phí gần 300 triệu đồng, bà được bảo hiểm thanh toán trên 230 triệu đồng...

Theo Ðiều 22, Luật BHYT, người tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT ít nhất là 80%, 95% hoặc 100%, còn lại là đồng chi trả, 5% hoặc 20%. Ðối với các nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng (hộ nghèo, sống vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, người khuyết tật...) được thanh toán 100%.

 Ðặc biệt, theo điểm c, Ðiều 22, Luật BHYT, khi người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm hơn 6 tháng lương cơ sở, sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. Quy định này rất nhân văn, điểm tích cực của Luật BHYT, không để người bệnh khó khăn về kinh tế do bệnh tật gây ra.

 Bệnh nhân đang được chuẩn bị các bước để tiến hành xạ trị.

Ông Dương Minh Tùng, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau, cho biết, đối với bệnh nhân khám chữa bệnh chi phí cao, để được thanh toán 100% chi phí, phải đảm bảo 3 điều kiện: thời gian tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục (nếu tham gia BHYT gián đoạn thì thời gian gián đoạn phải dưới 3 tháng), số tiền cùng chi trả hơn 6 tháng lương cơ sở/năm và phải khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến (số tiền cùng chi trả trong năm được hiểu là năm tài chính, tính từ ngày 1/1-31/12 của năm đó, trường hợp vào viện trước ngày 31/12 và ra viện sau đó sẽ tính cho năm sau).

Khi đáp ứng những điều kiện trên, người bệnh chỉ cần mang giấy tờ có liên quan, như hoá đơn thanh toán chi phí khám chữa bệnh, viện phí; thẻ BHYT (nếu có), căn cước công dân đến nộp tại cơ quan BHXH gần nhất. BHXH sẽ thanh toán phần chênh lệch số tiền cùng chi trả cho người bệnh. Ðồng thời, sẽ cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm và cập nhật trên hệ thống để người bệnh không phải thanh toán phần cùng chi trả cho những lần khám chữa bệnh sau cho đến 31/12 của năm.

"Trường hợp người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế, số tiền cùng chi trả luỹ kế trong năm tài chính lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh vẫn được thanh toán số tiền cùng chi trả vượt mức 6 tháng lương cơ sở", ông Dương Minh Tùng thông tin./.

 

Phúc Duy

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.