ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 23:03:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành, chăm lo đoàn viên, người lao động

Báo Cà Mau (CMO) Với gần 4.800 đoàn viên thuộc 70 công đoàn cơ sở (CÐCS) trực thuộc, 5 năm qua, Công đoàn Viên chức (CÐVC) tỉnh Cà Mau đã đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Qua đó, tạo sự gắn kết đoàn viên, công chức, viên chức, lao động (CCVCLÐ) với tổ chức công đoàn; vai trò của công đoàn ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị.

Ông Trần Thanh Phong, Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh, Chủ tịch CÐVC tỉnh Cà Mau, chia sẻ: "Nhiệm kỳ 2018-2023, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ LÐLÐ tỉnh, sự phối hợp chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành CÐVC và sự hỗ trợ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; cùng sự nỗ lực, nhiệt tình, tâm huyết của đoàn viên, CCVCLÐ, cán bộ công đoàn nên các phong trào và hoạt động CÐVC thực hiện đều đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội CÐVC lần III đề ra".

Nhiệm kỳ qua ghi dấu rất nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của các CÐCS như: chăm lo đời sống cho đoàn viên, CCVCLÐ nhân các ngày lễ, Tết hàng năm. Kịp thời hỗ trợ các trường hợp khó khăn, bệnh hiểm nghèo. Ðặc biệt, đợt dịch Covid-19 bùng phát, công đoàn đã làm tốt công tác phòng, chống dịch và kịp thời thăm hỏi, động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch; hỗ trợ đoàn viên, CCVCLÐ bị F0, F1, các khu cách ly tập trung và những trường hợp không may tử vong... Kịp thời khảo sát và xét đề nghị Ban quản lý quỹ xã hội LÐLÐ tỉnh hỗ trợ mái ấm công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch CÐVC tỉnh Cà Mau (thứ 2 bên phải) trao nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên CÐCS báo Cà Mau.

Chăm lo đời sống đoàn viên

8 năm công tác tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cả nhà sống trong căn nhà "mưa tạt, gió lùa", anh Phạm Văn Nguồn (Ấp 2, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) luôn phập phồng lo sợ mỗi khi phải trực cả tháng trong rừng. Ðược CÐCS cơ quan đề xuất CÐVC tỉnh xét hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn, anh vô cùng vui mừng.

Anh Phạm Văn Nguồn xúc động: "Tôi là lao động chính, đồng lương trung cấp mỗi tháng chỉ hơn 2 triệu đồng, để cất lại căn nhà kiên cố vô cùng khó khăn. Ðược hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn, tôi yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc cơ quan giao".

Ông Trần Thanh Phong (bìa trái) trao nhà "Mái ấm công đoàn" cho anh Phạm Văn Nguồn

Thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà Mái ấm Công đoàn, nhiệm kỳ qua, CÐVC đã bàn giao 58 căn (sửa chữa 19 căn, xây mới 39 căn, số tiền hỗ trợ từ 25-40 triệu đồng/căn), với tổng số tiền 1,955 tỷ đồng; hỗ trợ đột xuất 18 trường hợp khó khăn đặc biệt do bệnh hiểm nghèo từ nguồn kinh phí hoạt động, với tổng số tiền trên 18 triệu đồng.

Công tác chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CCVCLÐ được quan tâm. Các CÐCS chủ động phối hợp với chính quyền tăng cường tiết kiệm trong việc thực hiện khoán chi hành chính; vận động đoàn viên, CCVCLÐ tiết kiệm các nguồn chi để tăng thu nhập; tranh thủ khai thác mọi tiềm năng để tạo và tăng nguồn quỹ đời sống của cơ quan, đơn vị.

Nhiều CÐCS phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức cho đoàn viên, CCVCLÐ đi tham quan, du lịch, về nguồn; tổ chức sinh nhật, khám sức khoẻ định kỳ và thực hiện các chế độ trợ cấp khó khăn cho đoàn viên. Ngoài ra, thực hiện tốt phong trào tương thân, tương trợ bằng nhiều hình thức do công đoàn phát động; kết hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị bảo lãnh cho 1.151 đoàn viên, CCVCLÐ vay vốn tại các ngân hàng, với tổng số tiền 43 tỷ đồng.

Các hoạt động chăm lo nhân ngày lễ, Tết, Tháng Công nhân... cũng được các cấp công đoàn thực hiện với nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả như: tổ chức chương trình “Tết sum vầy” và nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, họp mặt “Mừng Ðảng - mừng xuân”; kịp thời thăm hỏi, tặng quà 1.618 trường hợp đoàn viên, CCVCLÐ gặp khó khăn với số tiền trên 919 triệu đồng.

Không chỉ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của công đoàn viên, người lao động, CÐVC tỉnh Cà Mau còn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, gắn kết đoàn viên công đoàn. (Trong ảnh: CÐVC tỉnh Cà Mau đăng cai tổ chức giao lưu bóng đá CÐVC các tỉnh Nam Sông Hậu năm 2020).

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, bộc bạch: "Trước tôi đi bộ đội, nhập ngũ 17 năm thì xuất ngũ về địa phương. Hơn 10 năm lao động tự do ở nhiều nơi, công việc không ổn định, năm 2016, tôi xin vào làm bảo vệ tại sở. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, tổ chức công đoàn thường xuyên chăm lo đời sống cho đoàn viên, tôi yên tâm làm việc, hiện cuộc sống gia đình ổn định hơn".

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch CÐCS Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, chia sẻ: "Mặc dù nhiệm kỳ qua có nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng lòng của Ban Chấp hành cũng như công đoàn viên, các chỉ tiêu đều thực hiện đạt và vượt. Nhiệm kỳ mới, CÐCS sẽ có những giải pháp cụ thể, thiết thực, những hoạt động mang lại quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công đoàn viên như: xây dựng những mô hình, dự án để tăng nguồn thu, qua đó hỗ trợ nhiều hơn cho công đoàn viên, người lao động của đơn vị. CÐCS sẽ tranh thủ sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên để chăm lo cho công đoàn viên tốt hơn".

Phát huy vai trò "điểm tựa"         

Nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, thời gian qua, Ban Thường vụ CÐVC xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Ðại hội III. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động CÐCS; không ngừng cải tiến cách thức tổ chức trong từng hoạt động. Qua đó, phát huy thế mạnh và sự sáng tạo của đoàn viên vào hoạt động công đoàn.

Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn được quan tâm. Từ hoạt động phong trào, nhiều cán bộ công đoàn trưởng thành được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Ngoài ra, các CÐCS tích cực tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đóng góp ý kiến xây dựng đảng viên, chi bộ ở cơ quan, đơn vị; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn kiện đại hội Ðảng các cấp; thường xuyên nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CCVCLÐ với Ðảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Ông Trần Thanh Phong cho biết, phát huy những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2023-2028, với mục tiêu chung là tăng cường công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CCVCLÐ, CÐVC sẽ chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện; đa dạng hoá hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn. Vận động đoàn viên, CCVCLÐ thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức công đoàn, đoàn viên, CCVCLÐ. Ðồng thời, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, CCVCLÐ; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, khắc phục bệnh thành tích và hình thức trong thi đua; nâng cao chất lượng hoạt động nữ công, góp phần chăm lo xây dựng đội ngũ nữ đoàn viên, CCVCLÐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

 

Hồng Phượng

 

Cách tạo cv đẹp, chất lượng

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

Tự hào tuyến đường rợp cờ Tổ quốc

Từ lâu, việc treo cờ Tổ quốc vào dịp lễ, Tết, chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh đã trở thành nghi lễ quen thuộc, là niềm tự hào, là nét đẹp văn hoá truyền thống luôn được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo Nhân dân trong huyện Ngọc Hiển nghiêm túc thực hiện. Treo cờ Tổ quốc không chỉ thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.