ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-1-25 00:00:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành cùng sinh viên ngành y

Báo Cà Mau Song song với việc học tập, hoạt động phong trào là môi trường rèn luyện hiệu quả, giúp sinh viên cân bằng cuộc sống, tạo ra môi trường để giao lưu, học hỏi lẫn nhau, làm cho sinh viên năng động, khéo léo…

Song song với việc học tập, hoạt động phong trào là môi trường rèn luyện hiệu quả, giúp sinh viên cân bằng cuộc sống, tạo ra môi trường để giao lưu, học hỏi lẫn nhau, làm cho sinh viên năng động, khéo léo… giúp sinh viên phát triển toàn diện về nhân cách, thể lực và trí lực. Từ ý nghĩa trên, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau luôn tạo điều kiện để tổ chức các phong trào phù hợp với điều kiện thực tế để thu hút sinh viên tham gia.

Ðối với việc đào tạo ngành y, thời gian sinh viên học tập trung cùng nhau rất ít. Sinh viên các ngành, các khoá luân phiên đi lâm sàng ở bệnh viện, chia nhóm đi thực tập ở các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã… nên việc tổ chức các hoạt động tập trung rất khó khăn. Các hoạt động trong kỳ nghỉ hè thường không tổ chức được do lịch học của sinh viên nặng nề và thường xuyên biến động. Do đó, sinh viên chủ yếu tập trung vào các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, báo chí học đường… ngoài thời gian học tập.

Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế.      Ảnh: KIỀU LOAN

Xác định được những khó khăn trong hoạt động phong trào của sinh viên nên ngay từ đầu năm, Ban Chấp hành Ðoàn trường đã xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Trong quá trình hoạt động, kế hoạch, chương trình cũng được thay đổi để thích nghi với điều kiện thực tế. Các phong trào được thiết kế sao cho vừa đáp ứng nhu cầu của sinh viên, vừa đảm bảo thời gian để các bạn học tập, hoàn thành chương trình chính khoá.

Vào đầu mỗi năm học, khi sinh viên mới vào trường là khoảng thời gian các khoá tập trung học cùng nhau. Ðoàn trường đã tổ chức các hoạt động thể dục thể thao để bạn bè mới có dịp giao lưu, làm quen với nhau. Sau khi các giải đấu kết thúc, các bạn lại tiếp tục đến sân tập luyện, vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa xả stress, cân bằng cuộc sống, học tập. Mỗi buổi chiều, sân bóng chuyền luôn tràn ngập tiếng cười nói hào hứng, sảng khoái của các đội chơi. Thông qua các giải đấu và thời gian tập luyện, Ðoàn trường cũng tìm ra được những bạn có năng khiếu, luyện tập thường xuyên để đại diện nhà trường tham gia các giải trong tỉnh, trong ngành.

Phong trào văn nghệ cũng đã thu hút được đông đảo các bạn tham gia. Lời ca, tiếng hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người đã bồi dưỡng tâm hồn, khơi gợi tình yêu thương con người trong các bạn sinh viên, những người sẽ đồng cảm, thương yêu, hết lòng với nỗi đau của từng bệnh nhân trong tương lai. Tham gia các hội thi văn nghệ là dịp để các bạn phát triển năng khiếu, tập luyện cùng nhau để biểu diễn phục vụ trong các sự kiện do trường tổ chức và tham gia các cuộc thi do Ðoàn cấp trên phát động.

Phong trào báo chí học đường trong những năm gần đây được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Ban Chấp hành Ðoàn trường phối hợp với Tổ Cộng tác báo chí dùng nhiều biện pháp nhằm khơi gợi tình yêu của sinh viên đối với việc đọc và viết bài cộng tác, từng bước mang báo chí đến gần các em hơn. Những lớp tập huấn kỹ năng viết báo, những cuộc thi viết, làm báo tường, viết tập san… thu hút được số lượng lớn sinh viên tham gia, phát triển năng khiếu và tình yêu đối với con người, đối với việc học tập và công việc sau khi ra trường.

Những cuộc thi được phát động đã mang đến nguồn bài phong phú cho chuyên trang Nhịp sống học đường trên Báo Cà Mau cũng như trang thông tin điện tử của trường, chuyển tải những thông điệp đến người đọc về cuộc sống và học tập của sinh viên. Tuỳ theo điều kiện thực tế mà Tổ Cộng tác báo chí và Ðoàn trường lựa chọn hình thức tổ chức, nếu các lớp học tập trung thì tổ chức thi viết tập san, báo tường để các bạn có thể thảo luận và làm việc cùng nhau. Nếu các lớp đi thực tập ở bệnh viện thì tổ chức thi viết cá nhân và gửi bài về cho Tổ cộng tác bằng email… Bên cạnh đó, việc xây dựng thói quen đọc báo cho sinh viên để các em hiểu về chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tuyên truyền các em sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Ngoài những hoạt động thường xuyên duy trì hằng năm, trong từng năm hoạt động, Ðoàn trường cũng tạo điều kiện để sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng như: vệ sinh môi trường, chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn, hiến máu nhân đạo… Các phong trào được tổ chức đa dạng, thường xuyên tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong quá trình tham gia, học tập và rèn luyện để trở thành người cán bộ y tế vừa giỏi chuyên môn, vừa có đạo đức tốt. “Là người bạn trung thành của tuổi trẻ, Ðoàn trường luôn kề vai sát cánh trong từng phong trào của các bạn sinh viên.

Thiết kế thêm nhiều sân chơi đa dạng, bổ ích, tạo môi trường cho sinh viên học tập và rèn luyện sao cho phù hợp với điều kiện học tập thực tế của sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm mà Ðoàn trường sẽ cố gắng đẩy mạnh trong thời gian tới, nhằm góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo”, đồng chí Huỳnh Tài Năng, Phó Bí thư Ðoàn trường, chia sẻ./.

Nhật Huỳnh

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.