ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 10:33:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đông Thới chuyển mình

Báo Cà Mau (CMO) Xã Đông Thới, huyện Cái Nước vốn là vùng đất  khó, nên khi bắt tay vào xây dựng đời sống mới, từ hạ tầng nông thôn đến điều kiện kinh tế đều không thuận lợi. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân, đến nay xã đã và đang có những bước chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Nhiều năm liền ấp Khánh Tư nằm trong diện đặc biệt khó khăn của xã, bởi nơi này là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất huyện, đa phần người dân ít hoặc không có đất sản xuất. Đời sống bà con chủ yếu làm thuê hoặc đi mò sò huyết, bắt ba khía trên sông để kiếm sống. 

Người dân tích cực trồng rau màu để tăng thêm thu nhập.

Bà Trần Hồng Đậm, ấp Khánh Tư, chia sẻ, đời sống người dân nơi đây thật sự khởi sắc từ khi có con sò huyết xuất hiện. Ban đầu người dân chỉ mò sò dọc theo các tuyến sông, sau đó mang bán cho thương lái để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhưng thương lái chỉ mua sò lớn, còn sò nhỏ thì không mua, thấy vậy bà mang bỏ vào vuông nuôi thử. Thấy sò phát triển nhanh và mau lớn, dần dần người dân mới bắt đầu thả nuôi nhiều hơn. Giờ trong ấp hầu như nhà nào cũng có nuôi sò huyết.

“Để đồng bào dân tộc Khmer có nơi sinh hoạt, hội họp và vui chơi, tôi cũng hiến phần đất trước nhà để xây dựng salatel làm nơi sinh hoạt cho bà con. Mỗi khi lễ, tết bà con tụ họp về đây, mọi người cùng nhau gặp gỡ, giao lưu văn hoá, văn nghệ, tình làng nghĩa xóm ngày thêm thắt chặt hơn”, bà Đậm bộc bạch.

Nói về những đổi thay trong điều kiện sản xuất, Trưởng ấp Khánh Tư Lê Thanh Luận chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình nuôi sò huyết đời sống của bà con thay đổi hơn trước rất nhiều. Bà con còn nuôi cua xen canh với tôm và sò huyết để nâng cao thu nhập. Đồng thời, địa phương vận động bà con tận dụng đất trống quanh nhà để trồng rau màu, vừa cải thiện bữa ăn vừa tăng thêm kinh tế cho gia đình”.  

Còn nhớ cách đây chỉ vài năm, việc đi lại của bà con trong ấp rất khó khăn. Con lộ 1,5 m qua nhiều năm sử dụng đã bị hư hỏng rất nặng, dù địa phương sửa chữa rất nhiều lần nhưng chỉ qua một vài cơn mưa thì lại y như cũ. Điều đáng mừng là hiện nay những trục chính của ấp đã có lộ. Nhìn con lộ 3,5 m trải dài, rộng mở đến cuối ấp mới thấy những thay đổi thật sự của vùng đất này. Những căn nhà trị giá hàng trăm triệu đồng được người dân xây lên ngày một nhiều hơn. Song, có lẽ thay đổi khiến nhiều người vui mừng nhất là những mảnh vườn hoang vu ngày nào giờ đủ các loại cây ăn trái, rau màu.

Đường về ấp Khánh Tư khang trang.

Ấp Khánh Tư cũng là một trong những điểm nóng trước kia về tình trạng tệ nạn xã hội. Ngày nay, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương, người dân ngày càng ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong cuộc sống, không tham gia nhậu nhẹt và các tệ nạn xã hội, thay vào đó là tích cực tham gia vào các phong trào do địa phương phát động. Nổi bật là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND xã Đông Thới Võ Văn Triệu cho biết, hiện xã đạt 16/19 tiêu chí NTM, các tiêu chí còn lại đang được triển khai thực hiện và sẽ hoàn thiện trong tương lai gần. Công tác giảm nghèo được xem là kỳ tích khi năm 2015 toàn xã còn 285 hộ nghèo, chiếm 13,8%, nay chỉ còn 69 hộ nghèo, chiếm 3,49%; giảm 216 hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người hiện tại là 51 triệu đồng.

Trong lộ trình về đích NTM, xã Đông Thới còn nhiều mục tiêu lớn phải đạt. Song, từ nền tảng này có thể tin tưởng rằng các mục tiêu sẽ sớm đạt được. Bởi ngoài sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, hiện người dân trên địa bàn đang ra sức thi đua phát triển kinh tế gia đình, chung tay xây dựng xã nông thôn mới./.

Hồ Kim

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.