ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 08:18:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dư nợ uỷ thác tín dụng chính sách hơn 2.500 tỷ đồng

Báo Cà Mau (CMO) Chiều ngày 21/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cà Mau (NHCSXH) Thân Đức Hưởng có buổi làm việc với đoàn khảo sát của Trung ương do bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam làm trưởng đoàn nhằm đánh giá kết quả hoạt động ủy thác giai đoạn 2015 – 2020.

Đến ngày 31/12/2019 dư nợ ủy thác toàn tỉnh là 2.541.390 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,97%/ tổng dư nợ tăng so với đầu năm 2015 là 1.044.844 triệu đồng, tỷ lệ tăng 41,1%, với 2.654 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động, giảm so với đầu năm 2015 là 67 tổ, có 123.222 hộ vay còn dư nợ, tăng so đầu năm 2015 là 5.656 hộ, dư nợ bình quân 21 triệu đồng/hộ, tăng 8,3 triệu đồng/hộ.

Nguồn vốn tín dụng được ủy thác qua các hội đoàn thể. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ chiếm tỷ trọng 39%/tổng dư nợ ủy thác, kế tiếp là hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam làm trưởng đoàn giám sát đánh giá kết quả hoạt động ủy thác giai đoạn 2015 – 2020.

Nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong giai đoạn 2015-2020 đã giải ngân cho 124.120 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 30.985 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và cùng với nhiều nguồn lực khác đã góp phần giúp cho 28.757 hộ thoát nghèo bền vững; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 từ 7,96% xuống còn 2,52% (giảm 5,44%); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 3,83% xuống còn 2,06% (giảm 1,77%); thu hút và tạo việc làm cho 10.323 lao động có việc làm và thu nhập ổn định, trong đó 95 lao động được vay vốn đi lao động tại nước ngoài theo hợp đồng; giúp cho 11.431 hộ gia đình tại các xã vùng khó khăn được vay vốn để SXKD; hỗ trợ cho 4.022 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; đầu tư xây dựng trên 50.074 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường và 1.550 ngôi nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH mà nhiều nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống

Hơn 05 năm qua, bên cạnh việc tích cực cho vay các chương trình, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nợ, nâng cao ý thức của người vay trong sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.

Tuy nhiên vẫn còn một số Hội đoàn thể cấp xã chưa chủ động phối hợp với ngân hàng tổ chức tốt công tác giao dịch tại xã; công tác hướng dẫn Tổ trưởng Tổ TK&VV, và tổ viên đến giao dịch với ngân hàng, xử lý các trường hợp phát sinh tại phiên giao dịch còn hạn chế; nhiều hội, đoàn thể cấp xã không tham dự họp giao ban hoặc tham dự không đầy đủ để nắm bắt chủ trương, chính sách mới, những công việc cần triển khai để tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong các tháng tiếp theo được nhanh chóng kịp thời. Công tác phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với NHCSXH và chính quyền địa phương có thời điểm chưa thường xuyên và chặt chẽ chưa phối hợp xử lý tốt các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV.

Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH giúp nhiều người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Buổi làm việc nhằm đánh giá việc phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội khi được nhận ủy thác, những khó khăn, vướng mắc của địa phương khi triển khai việc ủy thác trong thời gian qua, cũng như những kiến nghị của tỉnh thời gian tới để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh hiện nay./.

Hồng Phượng

 

 

 

 

Liên kết hữu ích
Blog creditcard.com.vn chia sẻ kiến thức về thẻ tín dụng Ứng dụng vay tiêu dùng uy tín

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.