ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:17:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dừa nước chống sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Hình ảnh hàng dừa nước soi bóng dòng sông đã đi vào những tác phẩm nghệ thuật văn hoá, văn nghệ. Cây dừa nước từ lâu gắn liền với tập quán sống, sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cùng với cung cấp vật liệu làm nhà ở, làm vật dụng và món ăn tuyệt vời từ trái, hàng dừa nước ven sông còn là lá chắn tích cực, ngăn sóng, ngừa sạt lở do dòng chảy, bảo vệ các tuyến đê, con lộ ven sông.

Đặc trưng của những vùng quê sông nước như Phú Tân là phần lớn lộ đều được xây dựng dọc theo các tuyến sông, rạch. Ven sông nền đất yếu, tàu bè đi lại nhiều, dòng chảy thay đổi, triều cường… nên dễ sạt lở, ảnh hưởng lộ. Thực tế rất nhiều tuyến lộ vừa đưa vào sử dụng vài năm đã hư hỏng do đất chân lộ bị sạt lở.

Để hạn chế tình trạng sạt lở đất ven sông, chỉ thị về phòng chống sạt lở ở huyện Phú Tân ra đời nhằm phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các biện pháp chống sạt lở. Nay chỉ thị này được nâng lên thành Nghị quyết chuyên đề số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Tân về việc chống sạt lở các công trình giao thông trên địa bàn.

Có nhiều giải pháp để chống sạt lở, như làm bờ kè bê tông, tấn đá tảng, cặm cây bao lưới mành, trồng cây chắn sóng… Những hộ có điều kiện kinh tế thì làm bằng bê tông, song theo nhiều người dân, bê tông cũng không bền vững do triều cường, sóng đập... Với lại, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế, nhất là ở nông thôn nhiều hộ đất rộng, làm bờ kè bê tông phải tốn đến bạc trăm triệu đồng… Chính vì vậy, giải pháp phù hợp và bền vững với nông dân nhất vẫn là trồng cây chống sạt lở.

Có nhiều loại cây để trồng ven sông nhằm chống lở như dừa nước, mắm, đước... Riêng cây dừa nước, một khi đã phát triển thì rất dày, rễ bám chặt và giữ đất hiệu quả, vì đặc điểm này mà dừa nước được nhiều người chọn trồng.

Ông Võ Văn Kiệt trồng được hàng dừa nước vừa đẹp, vừa bảo vệ con lộ.

Với mặt tiền đất ven sông dài gần 100 m, nếu kè bằng bê tông phải tốn rất nhiều tiền. Chính vì vậy, ông Võ Văn Kiệt, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ chọn cây dừa nước để chắn sóng, chống sạt lở. Cũng như ông Kiệt, nhiều bà con ở đây thực hiện biện pháp này theo sự vận động của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương.

Cần gia cố, thực hiện thường xuyên

Theo ông Kiệt, so với cây mắm, cây đước, dừa nước chống sạt lở tốt hơn. Bởi một khi cây lớn, rễ ăn sâu và nhiều vào đất nên rất vững chắc.

Tuy nhiên, lúc đầu trồng dừa nước gặp khó vì cây con chưa bám rễ, tàu bè qua lại cộng với triều cường thì đất lở và cây sẽ trôi. Để khắc phục tình trạng này, người dân phải có giải pháp để giữ đất cho cây dừa nước con phát triển. Ông Kiệt dùng cây cặm bên ngoài, mỗi mét một cây, trong chắn lưới mành. Sau đó múc sình đổ lên, lấy dừa nước đã lên mọng khoảng 1-2 tấc trồng 2 hàng xen kẽ nhau. Để đảm bảo cho cây không bị sóng đánh trôi, khi bộ rễ chưa bám chặt cần thường xuyên bồi đắp đất và gia cố bờ. Đến khi lá phát triển tầm 1,5-2 m trở lên đã có khả năng chắn sóng.

Trên địa bàn huyện Phú Tân hiện có hơn 800 km lộ nông thôn. Trong đó có hơn 640 ngàn mét lộ bê tông ven sông đã và đang sạt lở. Hiện nay, các xã, thị trấn trong huyện huy động Nhân dân chống sạt lở trên 420 ngàn mét, đạt trên 65%. Giải pháp chủ yếu vẫn là trồng cây ven sông, giải pháp rẻ tiền nhưng bền vững và hiệu quả. Việc trồng cây, kè chống sạt lở là việc phải làm thường xuyên để đảm bảo công trình được sử dụng lâu dài, an toàn cho việc đi lại.

Hình ảnh hàng dừa nước ven sông hiện hữu ở nhiều nơi, không chỉ là lá chắn hiệu quả cho các tuyến lộ mà còn là hình ảnh thân thuộc, gắn liền với đời sống của người dân vùng sông nước./.

Quốc Hiệp

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.