ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 16:26:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đưa trò chơi dân gian vào trường học

Báo Cà Mau (CMO) Một vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua là tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một bộ phận không nhỏ học sinh sa đà vào các trò chơi mang tính bạo lực. Trước tình hình đó, việc đưa những trò chơi dân gian vào trường học không chỉ góp phần phát huy những giá trị văn hoá vốn có từ lâu đời của dân tộc mà còn mang đến cho học sinh sân chơi bổ ích, lành mạnh.

Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Phần lớn các trò chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức khoẻ, cải thiện thể chất, kỹ năng ứng xử với các tình huống khác nhau, nâng cao tinh thần đồng đội của các em qua mỗi trò chơi. Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập, sống vui vẻ, hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu cho các em.

Các em học sinh trường Tiểu học 1, Khánh Bình Tây Bắc hào hứng chơi các trò chơi dân gian.

Tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức các trò chơi dân gian thu hút nhiều học sinh tham gia. Đặc điểm chung của các trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, học sinh dễ hoà nhập vào cuộc chơi nên việc phổ biến rộng rãi các trò chơi dân gian đến các em rất khả thi. Đặc biệt, tổ chức các trò chơi dân gian không đòi hỏi nhiều chi phí mua sắm dụng cụ.

Thầy Nguyễn Chí Hiếu, Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Mương Điều (xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi), cho biết: “Những năm qua, trường Tiểu học Mương Điều đã thực hiện hiệu quả việc đưa trò chơi dân gian vào trường học. Thông qua đó, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, tăng cường sức khoẻ thể chất, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự thông minh, khéo léo cho các em. Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian không chỉ giúp các em giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập mà còn góp phần duy trì, giữ gìn bản sắc dân tộc tại địa phương”.

Tuy nhiên, hiện nay không ít trường học vẫn còn lúng túng trong việc đưa trò chơi dân gian vào nhà trường do những khó khăn như: cách thức tổ chức các trò chơi, tài liệu hướng dẫn thực hiện một số trò chơi còn hạn chế, nhiều trò chơi đòi hỏi phải có không gian, cơ sở vật chất. Thời gian ra chơi rất ít nên việc tổ chức các trò chơi dân gian gần như không có, thay vào đó là những trò chơi tự phát của học sinh. Để tổ chức một trò chơi có thể thu hút các em tham gia đòi hỏi giáo viên quản trò phải có những cách thức linh hoạt, tạo cho các em sự hứng thú, trong khi điều đó không phải trường học nào cũng làm được khi hiện nay nhiều giáo viên trẻ chưa tiếp cận được hết các trò chơi dân gian.

Là người luôn tích cực ủng hộ và đề cao việc duy trì, nhân rộng các trò chơi dân gian trong trường học, thầy Nguyễn Văn Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học 1, Khánh Bình Tây Bắc (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời), chia sẻ: “Tập thể giáo viên nhà trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có môi trường học tập, vui chơi lành mạnh và bổ ích. Song, khi tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong toàn trường, việc tìm được người quản trò cũng là một vấn đề khó khăn. Nhà trường luôn lồng ghép các trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá hay các giờ học thể dục của học sinh, giúp các em hiểu hơn các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc và việc bảo vệ môi trường sống xung quanh”.

Đang cùng các bạn trong lớp chơi trò kéo co, em Lê Thị Tiểu Mơ (lớp 4A1, trường Tiểu học 1, Khánh Bình Tây Bắc) hồ hởi cho biết: “Em rất thích được chơi các trò chơi dân gian vì vừa vui lại vừa khoẻ. Hằng ngày, em và các bạn thường tranh thủ giờ ra chơi để chơi rất nhiều trò: kéo co, u hơi, mèo đuổi chuột, bắc kim thang… Em mong nhà trường tổ chức cho chúng em chơi thật nhiều trò chơi dân gian nữa”.

Đa phần các trường ở TP. Cà Mau, học sinh chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với các trò chơi dân gian và bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ với trò chơi này. Hơn nữa, các trường học hiện nay đều được xây dựng theo hướng bê-tông hoá, trong khi trò chơi dân gian đòi hỏi phải có sân chơi riêng đảm bảo an toàn cho các em.

Việc duy trì, phổ biến và nhân rộng các trò chơi dân gian trong trường học không chỉ giúp học sinh có được không gian, thời gian vui chơi lành mạnh, bổ ích mà còn góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.

Thảo Nguyên

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.