ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 19:26:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Fidel Castro: Lý tưởng người cộng sản sẽ còn mãi

Báo Cà Mau Khuya ngày 25/11/2016, Chủ tịch Raul Castro nghẹn ngào thông báo: ‘‘Hỡi đất nước Cuba, với nỗi đau vô hạn, tôi xin thông báo đến với mọi người và những người bạn trên khắp thế gian rằng, lúc 22 giờ 29 phút, ngày 25/11/2016, nhà lãnh đạo cách mạng Cuba Fidel Castro đã qua đời”. Ở tuổi 90, sức khoẻ của Chủ tịch Fidel Castro đã giảm sút từ mấy năm trước, và nhiều lần ông nói lời từ biệt, nhưng việc ông ra đi, nhiều người vẫn cảm thấy sốc, họ hy vọng điều đó chưa phải xảy ra.

Trong giai đoạn mùa đông của cuộc đời và với tình trạng sức khoẻ giảm sút, không còn nắm giữ quyền lực, ông vẫn tràn trề quyết tâm đứng trong chiến hào, nơi chiến tuyến, chỉ huy trận tuyến của những tư tưởng mà ông đeo đuổi - những tư tưởng mà chắc chắn không có ai hay bất cứ điều gì có thể làm ông từ bỏ.

Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926, tại ngôi nhà của Angel và Lina ở Biran, tỉnh Oriente, phía Ðông Cuba.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Ảnh: GETTY

Sớm có ý thức chính trị vượt trội, ngày 13/10/1950, ông nhận bằng danh dự Tiến sĩ Luật, cử nhân Luật Ngoại giao và cử nhân Luật Hành chính. Fidel Castro vừa hành nghề luật, vừa tập hợp lực lượng đấu tranh chống lại chế độ độc tài Batista.

Ngày 26/7/1953, Fidel Castro cùng 165 thanh niên tiến công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba, nhưng do nhiều yếu tố ngẫu nhiên, cuộc tấn công bất thành; phần lớn lực lượng bị giết, một số bị bắt, trong đó có Fidel Castro và em là Raul Castro. Tại phiên toà xét xử ngày 16/10/1953, Fidel Castro đã tự bào chữa cho mình và đồng đội bằng một bài phát biểu nổi tiếng dài 2 tiếng đồng hồ với tiêu đề: “Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi” tố cáo tội ác, chống lại những người đã tiến công trại lính Moncada, tuyên bố tính phi pháp của chế độ Batista, ủng hộ những hành động bạo lực nhằm lật đổ chế độ này, đưa ra chương trình hành động chính trị và cách mạng của mình.

Toà án chế độ độc tài Batista kết án Fidel Castro 15 năm tù, nhưng do sức ép của quần chúng, ngày 15/5/1955, Fidel Castro được trả tự do.

Hơn 1 năm hoạt động tập hợp lực lượng ở Mêhicô, ngày 2/12/1956, Fidel Castro cùng 81 người khác đã đến bờ biển phía Ðông Cuba, khu vực Loscayuelos gần thành phố Mazzanillo thuộc tỉnh Oriente, dự định của họ là tiến hành đấu tranh vũ trang ở vùng rừng núi Sierra Maestra. Cuộc đổ bộ không thành công như mong muốn, lực lượng bị thiệt hại nặng, nhưng cũng từ đây, cuộc cách mạng thật sự bắt đầu.

Sau những đợt hoạt động từ 13/3/1957 đến tháng 8/1958, giành thắng lợi. Ngày 15/11/1958, Fidel Castro rời khỏi Sierra, từ đó ông lãnh đạo đội quân nổi dậy tiến hành những trận đánh cuối cùng.

Ngày 1/1/1959, tên độc tài  Batista chạy khỏi Cuba, quân nổi dậy chiếm quyền. Ngày 8/1/1959, Fidel Castro trở thành Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng. Như vậy, từ đội quân đã được tập hợp lại ở Cinco Palmas với 7 tay súng sau cuộc đổ bộ lên Vịnh Con Lợn bất thành, chỉ sau 25 tháng, đội quân cách mạng của Fidel Castro đã đánh bại đội quân 80 ngàn tên, được Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ, tiếp tế, cùng máy bay và bom đạn. 

Ngày 16/2/1959, Fidel Castro trở thành Thủ tướng của Chính phủ cách mạng Cuba.

Ngày 3/10/1965, Ðảng Cộng sản Cuba (DCC) được thành lập, Fidel Castro được bầu làm Bí thư thứ Nhất của Ban Chấp hành Trung ương.

Hơn nửa thế kỷ, là nhà lãnh đạo tối cao của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở châu Mỹ Latinh, đương đầu với 11 đời Tổng thống Mỹ, hàng trăm lần bị kẻ thù mưu sát, Nhân dân và Nhà nước cách mạng Cuba đã vượt qua muôn vàn khó khăn, chẳng những đứng vững mà còn phát triển, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mỹ Latinh và cả thế giới.

Ngày 26/9/1960, phát biểu của Fidel Castro tại Ðại hội đồng Liên hiệp quốc ở thành phố New York: “Bãi bỏ triết lý ăn cướp thì chúng ta sẽ bãi bỏ mãi mãi được triết lý chiến tranh”.

Với diện tích lãnh thổ chỉ 100.000 km2, dân số 11 triệu người, Nhân dân Cuba đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Hơn nửa triệu con người ưu tú của Nhân dân Cuba đã có mặt với vai trò chiến sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên, bác sĩ và nhân viên y tế ở nhiều nước trên thế giới. Máu của người Cuba cũng đã đổ khi các cố vấn đang giúp huấn luyện những người lính dũng cảm Nicazaqua chống lại cuộc chiến bẩn thỉu do Mỹ tiến hành. Máu của những công nhân Cuba cũng đã đổ xuống khi hoàn thiện sân bay quốc tế có vị trí sống còn với nền kinh tế của hòn đảo nhỏ bé - nước Grenada trước sự xâm lược của Mỹ với cái cớ phi đạo lý.

Ngày 15/9/1973, Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị, ông đã có câu nói bất hủ: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Và khi trả lời câu hỏi, có nhà lãnh tụ nào thuộc nửa cuối thế kỷ 20 mà ông cảm thấy hối tiếc vì không được gặp, Fidel Castro trả lời: “Ðó là Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo mà tôi cho rằng có triết lý trong sáng, rõ ràng nhất”.

Về tài hùng biện của Fidel Castro, nhà văn Gabariel Gacia Mazguez miêu tả: Bao giờ ông cũng bắt đầu nói rất nhỏ, rất khó nghe, lời lẽ rời rạc, lộn xộn. Nhưng ông có thể tận dụng bất kỳ một tia sáng le lói, một đốm lửa nào, để đặt nền tảng cho những gì sắp tới, từng chút từng chút một, cho đến khi bất thình lình ông nổ tung và hoàn toàn kiểm soát người nghe. Ðó là nguồn gây cảm hứng mãnh liệt, một sức hút khiến người nghe phải ngỡ ngàng, choáng ngợp và không sao cưỡng lại nổi.

Vào thời điểm 79 tuổi, trả lời câu hỏi: Nhìn lại cuộc đời mình, ông có cảm thấy hối tiếc vì đã không làm điều gì không? Fidel Castro trả lời rằng: “Tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không phát hiện sớm hơn tất cả những gì tôi đã làm mà chúng ta đều biết ngày nay - những việc mà chúng tôi đã làm 60 năm nay lẽ ra đã có thể làm xong trong khoảng một nửa thời gian đó”.

Từ những năm 2006, sức khoẻ của Fidel Castro đã giảm sút. Tháng 4/2016, trong lần xuất hiện hiếm hoi, ông đã từng chia sẻ rằng: “Tôi sẽ sớm 90 tuổi, một điều chưa từng tưởng tượng. Và tôi cũng sẽ giống những người khác, bởi ai cũng sẽ đến lúc của mình”.

Tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Cuba lần thứ 7, từ ngày 16-29/4/2016, lãnh tụ Fidel Castro đã nói: “Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ chết, nhưng những lý tưởng của người Cộng sản Cuba sẽ còn mãi như một minh chứng trên thế giới này về việc nếu người ta chăm chút những lý tưởng đó bằng nhiệt tình và phẩm giá, chúng sẽ tạo ra những của cải vật chất và văn hoá mà con người cần, và chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng để đạt được những lý tưởng đó”.

Trong khoảnh khắc đó, người Anh hùng của dân tộc Cuba nói: “Ðây có lẽ là một trong những khoảnh khắc cuối cùng tôi nói tại căn phòng này. Chúng ta nói với những người anh em của chúng ta ở châu Mỹ Latinh và cả thế giới rằng, nước Cuba sẽ chiến thắng”./.

 

Nguyễn Thái Thuận

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.