(CMO) Đời sống càng phát triển, con người không chỉ ăn no mà còn có nhu cầu ăn ngon. Để đáp ứng yêu cầu này, nhóm nhà khoa học tỉnh Sóc Trăng gồm Kỹ sư Hồ Quang Cua, Thạc sĩ Đặng Thị Cúc, Tiến sĩ Trần Tấn Phương... tích cực nghiên cứu, thử nghiệm, lai tạo thành công gạo thơm ST (viết tắc của tên Sóc Trăng) từ ST1 đến ST25 và còn phát triển thêm các loại lúa đỏ, lúa tím… Năm 2017, gạo ST24 lọt vào tốp 3 gạo ngon của thế giới. Năm 2019, gạo ST25 của nhóm đoạt giải Nhất gạo ngon nhất thế giới.
Trước đây, lúa thơm được trồng trên vùng đất Gò Công (Tiền Giang) và đất Bãi Xàu (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có gạo đạt phẩm chất cao, được thị trường châu Âu tín nhiệm. Năm 1952, nhà nông học Lương Định Của cho lai tạo thành công giống lúa Ba Thắc (vùng Bãi Xàu, Sóc Trăng) với giống lúa Bun Ko (Nhật Bản) cho ra giống lúa thơm mới ngon cơm. Đến năm 2002, giống lúa thơm Sóc Trăng được nhóm Kỹ sư Hồ Quang Cua, Thạc sĩ Đặng Thị Cúc, Tiến sĩ Trần Tấn Phương nghiên cứu, lai tạo theo phương pháp lai phức hợp nhiều lần từ nhiều giống lúa bố mẹ cho ra giống mới ST1, cho đến nay có bộ giống ST20, ST24.
Giáo sư Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân (thứ 2 từ trái sang), Kỹ sư Hồ Quang Cua (thứ 5 từ trái sang) dự Hội thi Gạo ngon thế giới tại Ma Cao ngày 8/6/2017. |
Ưu điểm của loại gạo này là thơm nhẹ, mềm cơm, hạt dài, dẻo, ngọt. Các giống lúa thơm ST là giống lúa ngắn ngày (95-110 ngày) nên nông dân có thể trồng quanh năm mà phẩm chất lúa gạo không thay đổi, mùi chủ đạo là hương dứa hay pha hương cốm. Chính những phẩm cấp cao, nên qua 9 lần dự thi quốc tế, Việt Nam chỉ có 2 giống gạo đoạt giải cao: gạo Lộc trời (An Giang) đoạt tốp 3 gạo ngon nhất thế giới năm 2015, gạo ST24 (Sóc Trăng) đoạt tốp 3 gạo ngon nhất thế giới năm 2017 và gạo ST25 đoạt giải Nhất gạo ngon nhất thế giới năm 2019.
Việc bảo vệ thương hiệu để phát triển bền vững lúa thơm ST25 trong thời gian tới cũng được nhóm nhà khoa học này tính đến. Đó là, tiếp tục phát triển giống lúa ST24, ST25 trên các vùng sinh thái chuyển đổi thích hợp với mô hình lúa - tôm của ĐBSCL để có đủ nguồn lúa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, cần liên tục đầu tư nghiên cứu chọn tạo thêm những giống lúa mới trồng trên vùng chuyên lúa, vùng lúa - tôm, lúa hữu cơ… đáp ứng các yêu cầu khác nhau về phẩm chất gạo.
ướng dẫn cách sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học, nấm vi sinh cho nông dân phòng trừ sâu bệnh trên ruộng lúa. Mỗi loại gạo xuất khẩu có chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế thì niềm tin của khách hàng nước ngoài sẽ tăng lên và giá bán cao. Đặc biệt, nên xây dựng quy trình trồng lúa thơm phù hợp với từng vùng, tránh để nông dân tự mò mẫm gây tổn thất kinh tế và cho chất lượng gạo không đồng đều. Ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL có trồng lúa ST cần kiểm soát độ thuần của giống lúa để cấp chứng thư cho gạo thơm xuất khẩu theo đúng cam kết hợp đồng… Các giải pháp nêu trên cần thực thi đồng bộ ở tất cả các cấp, các địa phương của Việt Nam thì mới mong gạo thơm phát triển vững bền trong tương lai./.
Lai tạo giống lúa ST24 của Tiến sĩ Trần Tấn Phương, Sóc Trăng, 30/6/2018. |
Ruộng lúa ST 5. |
Đóng gói lúa, gạo ST tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. |
Lê Vũ Hoàng