ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-10-24 12:31:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng"

Báo Cà Mau (CMO) Với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay (28/6/2001-28/6/2023), TP Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích để nhân lên những giá trị quý báu từ các tế bào của xã hội.

Trò chơi chuyền chanh diễn ra rất sôi nổi.

Từ phường Tân Thành, chị Lâm Hồng Nghi mang đến “Ngày hội Gia đình TP Cà Mau năm 2023” tiểu phẩm về 2 câu chuyện trái ngược nhau của 2 gia đình. Gia đình này hạnh phúc, yêu thương nhau nên các con hồn nhiên, vui tươi, không khí gia đình lúc nào cũng tràn đầy hạnh phúc, trong khi gia đình kia cha mẹ thường xuyên cãi vã nên các con tự ti, buồn tủi.

Chị Lâm Hồng Nghi, công tác tại Trường Tiểu học Tân Thành 2, ngoài là nhân viên quản lý tại trường, bản thân chị cũng là người vợ, người mẹ rất mực thương chồng, thương con và có mối quan hệ hoà nhã với xóm làng. Chính những quan sát hàng ngày trong công việc và mối quan hệ đồng nghiệp, người thân, làng xóm là động lực để chị tham gia nhiều hội thi về bình đẳng giới, nhất là dàn dựng nên Tiểu phẩm “Hãy nói không với bạo lực gia đình”.

Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, công tác tại UBND Phường 1, cho biết, gia đình anh có 4 thành viên gồm bản thân anh, cha mẹ và người anh thứ hai. Ngay từ nhỏ, anh em đã được cha mẹ dạy dỗ ý thức tự giác học tập, kiên trì kèm cặp, uốn nắn để việc học hành của các con đi vào nền nếp. Cha mẹ không nuông chiều con thái quá, nhưng cũng không quá cứng nhắc. Là con út trong gia đình, bản thân anh Nghĩa luôn cư xử đúng mực, kính trên nhường dưới và người anh thứ hai cũng làm gương nên không khí trong gia đình rất thuận hoà. 

Anh Nghĩa hy vọng, sau này lập gia đình anh sẽ gặp được người vợ hiền, dâu thảo để cùng xây dựng gia đình văn hoá như cha mẹ anh đã dày công tạo dựng.

Với chị Lê Hiếu Ân, công tác tại Hội LHPN Phường 1, cùng chồng là anh Võ Văn Thương, kinh doanh, sống chung mái nhà rất hoà thuận, xây dựng gia đình đã khó, giữ được ngọn lửa hạnh phúc gia đình còn khó hơn. Do đặc thù công việc đôi khi chị cũng đi sớm về muộn nhưng chồng luôn thông cảm, cả hai cùng giáo dục con cái tính tự lập, ngoan hiền ngay từ nhỏ. Nhân cách của con sẽ được quyết định phần lớn từ tấm gương của cha mẹ. Chị Ân quan niệm, trong gia đình, vợ chồng đôi khi xảy ra hục hặc, tranh cãi, nhưng quan trọng là biết nhường nhịn nhau, đợi nguôi cơn giận thì giải thích để chồng hoặc vợ rõ.

Ông Phùng Văn Kẽm, Phó trưởng phòng Văn hoá và Thông tin TP Cà Mau, khẳng định: "Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Ðể từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, ngoài các hoạt động, hội thi, toạ đàm… được các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức thì  vai trò của từng gia đình và các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng, có tính quyết định".

Ông Phùng Văn Kẽm cho biết, việc tổ chức "Ngày hội Gia đình" hàng năm cũng là dịp để các gia đình văn hoá tiêu biểu ở cơ sở, các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và người dân trong thành phố có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những nội dung xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và bình đẳng./.

 

Mỹ Lệ

 

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kể từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII ra đời, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn nêu cao quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp và cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò của mình, ra sức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trước mọi sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch.

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Nhằm tạo sự thống nhất nhận thức tư tưởng chính trị và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Đại hội đề ra những định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:

Ðoàn Phương Ðông - Vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu

Trước tình hình Mỹ - Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam với nhiều thủ đoạn dã man, tàn bạo, gây bao đau thương tang tóc cho quê nhà, nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc lòng sôi sục căm thù, quyết tâm tham gia cùng các đoàn trở về quê hương chiến đấu, trong đó có Ðoàn Phương Ðông với quân số lên đến gần 600 người.

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Từng vào sinh ra tử nơi chiến trường năm xưa để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, khi trở về với cuộc sống đời thường, có những người thân thể không còn lành lặn, mang trong mình nhiều thương tích, nhưng với tinh thần quả cảm, bản lĩnh kiên cường của Bộ đội Cụ Hồ, những cựu chiến binh (CCB) trở thành “cây cao, bóng cả” cho thế hệ trẻ noi gương, tiếp tục đóng góp quan trọng xây dựng quê hương, đất nước.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, mặc dù địa phương đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt kết quả quan trọng; nhưng nhìn nhận toàn diện, vẫn còn những hạn chế nhất định. Trên cơ sở thực tiễn, trong 3 tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu, đề ra các giải pháp, biện pháp phù hợp, quyết liệt, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2024 của Huyện uỷ và của cấp uỷ cấp mình đạt kết quả cao nhất”.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Anh Tám Giữ luôn giữ lời Bác dạy

Anh Tám Giữ, đó là tên gọi thường ngày của anh Nguyễn Văn Giữ, thương binh hạng 4/4, mất 85% sức khoẻ, cụt 2 chân, hội viên Hội Cựu chiến binh, thường trú tại Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau. Trong cuộc sống thường ngày, anh luôn khắc ghi và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

“Biết người, biết ta”

Diễn đàn Tổng biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” không chỉ gợi mở hướng đi đầy tiềm năng của báo chí - báo chí giải pháp, mà còn lan toả một thông điệp rộng hơn, đó là báo chí cần thiết và tất yếu phải “biết người, biết ta” trong bối cảnh mới.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo người công dân tốt, cán bộ tốt

Hội thảo “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới” diễn ra chiều 30/9, có sự tham dự của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.