ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:10:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giám định dự án kè tạo bãi trồng rừng ven biển Tây

Báo Cà Mau Ngày 14/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo giám định (lần 2) dự án xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển Tây.

Hội đồng giám định dự án đã tổ chức đi giám định thực tế xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển Tây vào đầu tháng 8/2023.

Dự án có tổng chiều dài xây dựng 9.700 m kè, kết cấu khung bê tông cốt thép, bên trong chèn đá hộc nhằm làm giảm sóng, lắng đọng, tích tụ phù sa. Kết hợp kê liếp trồng rừng với diện tích 75,4 ha, trong đó giai đoạn 1 từ 15-30 ha, ưu tiên những vị trí không còn rừng hoặc đai rừng còn mỏng. Ở giai đoạn 2, chờ bồi lắng, tạo bãi tự nhiên do việc đầu tư tuyến kè mang lại, thực hiện trồng rừng và chăm sóc rừng khi đủ điều kiện. Diện tích phục hồi trồng lại rừng từ 45,4-60,4 ha.

Tổng mức đầu tư dự án trên 252,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 là hơn 240,8 tỷ đồng và ngân sách địa phương đối ứng hơn 12 tỷ đồng.

Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Địa bàn thực hiện tại 2 xã Khánh Hội và Khánh Tiến, huyện U Minh.

Mục tiêu của dự án là xây dưng kè giảm sóng, gây bồi tạo bãi, trồng lại rừng ngập mặn ven biển, tạo điều kiện tái sinh đai rừng phòng hộ ven biển bảo vệ đê biển. Bảo vệ khoảng 45.000 ha đất sản xuất (lúa, thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, ...) và ổn định sinh kế bền vững cho khoảng 13.500 dân cư bên trong tuyến đê trên địa bàn.

Các thành viên Hội đồng giám định dự án phát biểu đóng góp ý kiến.

Tại hội thảo, các thành viên Hội đồng giám định dự án đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công trình và cách trồng, chăm sóc và bảo vệ đai rừng phòng hộ ven biển Tây./.

 

Trung Đỉnh

 

Liên kết hữu ích

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.