ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:04:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giáo dục pháp luật từ trường học

Báo Cà Mau Thời gian qua, tại nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các buổi talkshow xoay quanh các đề tài liên quan đến đối tượng học sinh, sinh viên trên mạng xã hội; các phiên toà giả định... nhằm giúp cảnh báo và cung cấp kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Chỉ trong tháng 10, mô hình Phiên toà giả định đã diễn ra tại nhiều nơi, từ thành phố đến huyện, xã, thu hút hàng trăm học sinh, sinh viên đến từ các trường cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên và THPT tham gia.

Ðiển hình như trong Phiên toà giả định diễn ra tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau do các đơn vị: Chi đoàn Toà án Nhân dân tỉnh, Chi đoàn Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Ban Thanh niên Công an tỉnh, phối hợp thực hiện. Câu chuyện có thật về một vụ án ma tuý trong giới sinh viên, học sinh được tái hiện thành buổi xét xử vô cùng chân thật khiến người xem phải suy ngẫm. Thông qua câu chuyện tại mô hình phiên toà, ban tổ chức đã lồng ghép tuyên truyền pháp luật, cảnh tỉnh đối tượng học sinh, sinh viên tránh mắc bẫy của các đối tượng xấu trong việc mua bán, tàng trữ ma tuý và các chất kích thích.

Một phiên toà giả định khác cũng sinh động không kém, diễn ra tại Trường THPT Thái Thanh Hoà, do Ban Thường vụ Huyện đoàn Ðầm Dơi chỉ đạo Chi đoàn Toà án Nhân dân huyện phối hợp với Chi đoàn Thi hành án - Viện Kiểm sát Nhân dân huyện tổ chức. Tham dự có đại diện lãnh đạo Toà án Nhân dân huyện, toàn thể thầy cô giáo và hơn 700 học sinh. Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tiếp tục diễn biến phức tạp, đối tượng gia tăng chính là giới trẻ. Phiên toà giả định đưa ra xét xử là vụ án tàng trữ trái phép chất ma tuý liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, bị cáo là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, được sân khấu hoá thu hút người xem.

Song song đó, lồng ghép trong các phiên toà giả định còn có phần hỏi - đáp từ ban tổ chức và các bạn học sinh, sinh viên, giúp các em nâng cao kiến thức pháp luật và xử lý tình huống trong cuộc sống. Các em học sinh, sinh viên vô cùng hào hứng, tích cực trả lời các câu hỏi để tiếp thu nhiều kiến thức thực tiễn hơn.

Phần giao lưu của sinh viên và báo cáo viên rất sôi nổi.

Phần giao lưu của sinh viên và báo cáo viên rất sôi nổi.

Bạn Lê Chí Nguyên, lớp Công nghệ thông tin khoá 15, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết: “Các bạn trẻ như em vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng xử lý tình huống khi gặp đối tượng xấu dụ dỗ, từ đó rơi vào những chiếc bẫy tinh vi, dẫn đến vi phạm pháp luật. Các phiên toà giả định như thế này giúp chúng em hiểu biết về luật pháp và đề phòng những cám dỗ trong cuộc sống. Em nghĩ mô hình này cần được diễn ra nhiều hơn nữa”.

Chị Quách Thị Thu Thảo, Phó bí thư phụ trách Ðoàn khối Dân Chính Ðảng, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng qua các hoạt động tuyên truyền như thế này, các em học sinh, sinh viên có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội”.

Không chỉ có mô hình Phiên toà giả định, tại nhiều trường cao đẳng, đại học... trên địa bàn tỉnh còn tổ chức khá nhiều buổi talkshow với sự tham dự của những khách mời có kiến thức về pháp luật để giáo dục và mở rộng vốn sống, cũng như cách ứng xử của học sinh, sinh viên trên môi trường mạng xã hội.

Tiêu biểu như Ðoàn trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau với talkshow: Nhận diện và đấu tranh với nguy cơ “cách mạng màu”, chiến lược “diễn biễn hoà bình” và vấn đề an ninh mạng trong học sinh, sinh viên. Giao lưu cùng các bạn học sinh, sinh viên trong buổi talkshow, là Báo cáo viên, Thượng uý Lương Văn Bình đã cung cấp thông tin cơ bản về các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Ðoàn Thanh niên về an ninh mạng và ứng xử văn minh trên không gian mạng. Bên cạnh đó, các bạn trẻ có thêm kiến thức để nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch về: “cách mạng màu”, chiến lược “diễn biến hoà bình”... Từ đó, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên.

Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đồng loạt mở màn hình điện thoại có hình cờ Tổ quốc và hát vang ca khúc “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” ở phần kết buổi talkshow.

Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau đồng loạt mở màn hình điện thoại có hình cờ Tổ quốc và hát vang ca khúc “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” ở phần kết buổi talkshow.

 Thượng uý Lương Văn Bình cho biết, "cách mạng màu" và an ninh mạng không phải là vấn đề mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu và nắm rõ bản chất, mục đích của vấn đề này thì đa phần các bạn đoàn viên còn mơ hồ, chưa hiểu rõ, chưa nắm chắc, một bộ phận giới trẻ còn khá chủ quan. Qua công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bạn, khơi dậy tinh thần tuổi trẻ, tình yêu Tổ quốc và khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước.

Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là vấn đề lợi dụng “cách mạng màu” và mạng xã hội để thực hiện các hành vi chống phá đất nước, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền sẽ góp phần giúp thanh niên nâng cao sức chiến đấu, hình thành bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, sẵn sàng phát huy tốt tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”./.

 

Lam Khánh

 

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.

Thiếu giáo dục từ gia đình, tội phạm ngày càng trẻ hoá

Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua, tình hình tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, trọng tâm là thiếu sự giáo dục, quản lý từ gia đình và sự tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự chỉ đạo từ Bộ Tư pháp, tỉnh đã triển khai Ðề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 977/QÐ-TTg ngày 11/8/2022 (gọi tắt là Ðề án 977) với tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương. Ðề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2023-2030.