ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 17:24:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ hồn quê xây đời sống mới

Báo Cà Mau Trong sự hối hả của những làng quê xây dựng nông thôn mới, người nông dân Cà Mau vẫn giữ lại những giá trị thuộc về hồn cốt của truyền thống, đó là nếp sinh hoạt bình dị ở miền quê. Trong lòng mỗi gia đình, mỗi xóm làng, tình quê, hồn quê chính là chất keo kết dính, làm đẹp hơn, phong phú hơn đời sống của người dân.

Trong sự hối hả của những làng quê xây dựng nông thôn mới, người nông dân Cà Mau vẫn giữ lại những giá trị thuộc về hồn cốt của truyền thống, đó là nếp sinh hoạt bình dị ở miền quê. Trong lòng mỗi gia đình, mỗi xóm làng, tình quê, hồn quê chính là chất keo kết dính, làm đẹp hơn, phong phú hơn đời sống của người dân.

Những con đường bê-tông mới, những nhịp cầu vững chắc nối hai bờ vui, trường lớp khang trang nâng đỡ bước đi thế hệ trẻ đang phát triển từng ngày. Ghé thăm xã nông thôn mới Phú Hưng, tuyến Quốc lộ 1 xẻ dọc địa bàn như “mạch máu” chính nuôi dưỡng những ấp, xóm nép bên các nhánh sông uốn lượn. Anh Sáu (Hà Ngọc Sáu, Chủ tịch UBND xã Phú Hưng) đưa sải tay mút tầm nhìn rồi nói: “Ðây là những tuyến lộ huyết mạch nối về đến 10 ấp.

Lão nông Sáu Định với đàn cá sấu đã làm thay đổi cuộc đời nhiều người nông dân Phú Hưng.

Thực tế, xã vẫn còn “nợ” một số tuyến vì nhiều lý do, nhưng có được hệ thống giao thông thế này địa phương đã mừng lắm rồi. Bà con vẫn chưa hết cảm giác vui sướng khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ở đây, đời này qua đời khác vẫn vậy, mọi người sống trong tình làng, nghĩa xóm, công việc chung được chia sẻ, quan tâm. Nết ăn, tính ở của bà con, nói vậy chớ hết sức quan trọng trong hành trình xây dựng đời sống mới”.

Phú Hưng là xã điểm xây dựng nông thôn mới của Cái Nước. Một xã có địa bàn rộng, lại phân chia thành hai tiểu vùng, mỗi bên sản xuất, làm ăn có đôi phần khác biệt. Anh Sáu thông tin, thời điểm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 9,8%. Cũng thời điểm ấy, theo quy định cũ, Phú Hưng đã được công nhận đạt chuẩn xã văn hoá. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, anh Sáu không giấu được sự phấn khởi bởi hành trình phát triển của địa phương: “Ở đây có cái rất hay, đó là bà con hết sức hiền hoà, chí thú làm ăn. Nhà cửa trước nay ở đây dù là cây lá hay xây kiên cố đều tươm tất, sạch sẽ. Cây cối, cỏ hay bụi rậm trên những trục tuyến giao thông đều được dọn dẹp một cách tự giác”. Cũng theo lời anh Sáu, bà con lối xóm giữ tình hoà hảo, giúp đỡ nhau từ lúc ốm đau đến việc sinh kế, làm ăn. Trong mỗi gia đình, sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới, cùng nhau tiến bộ đã thành nếp sống quy củ.

Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2,6%, đời sống Nhân dân được nâng lên mọi mặt. Anh Sáu cho biết: “Có thể Phú Hưng chưa tạo được sự bứt phá mạnh mẽ, song những mô hình làm ăn, sản xuất của địa phương luôn chú trọng đến tính hiệu quả bền vững”. Một vụ lúa, một vụ tôm và thực hiện đa cây, đa con trên cùng diện tích chính là bệ phóng để Phú Hưng từng bước vươn lên. Thu nhập của người dân Phú Hưng đạt mức 31 triệu đồng/người/năm. 10 ấp đều có trụ sở sinh hoạt riêng, mức đầu tư mỗi trụ sở gần 150 triệu đồng. Ở tất cả các ấp đều duy trì được sân chơi thể thao, dù chỉ hoạt động trong những tháng mùa khô.

Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã đã trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, chính trị của toàn thể cộng đồng. Anh Sáu phân tích: “Ðể xã được công nhận đạt chuẩn, đóng góp của bà con rất lớn. Mỗi người tự giác về trách nhiệm, quyền lợi trước cộng đồng, biết san sẻ cho nhau, người khá giúp cho người khó khăn, nghĩa tình và đoàn kết đó là sức mạnh giúp chúng tôi về đích”.

Về Phú Hưng, những ngôi nhà mới khang trang, những cổng rào thẳng đều tăm tắp khiến lòng người rộn rã. Ðời sống của bà con sung túc hơn, làng quê khoác lên mình một diện mạo tươi tắn hơn. Ðó là thành quả của ý Ðảng, lòng dân, của vùng quê biết gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu trên chặng đường dựng xây đời sống mới. Anh Sáu nói vui: “Ngẫm ra những điều hay, lẽ phải của ông bà để lại vẫn có giá trị, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nông thôn mới cũng bắt nguồn từ người nông dân, từ làng quê, từ những sản vật của xứ sở mà…”.

Lão nông Lê Văn Định: “Ai khó thì mình giúp, bởi mình cũng từng khó khăn. Xóm làng đâu ai sống một mình được, tối lửa tắt đèn có nhau là đạo lý ông cha để lại”. Ông Sáu Định vinh dự nhận được bằng khen của UBND tỉnh về những đóng góp kinh tế - xã hội cho địa phương mình sinh sống.

Chủ tịch UBND xã Phú Hưng Hà Ngọc Sáu nói: “Ý Đảng, lòng dân và sự đoàn kết, tình làng nghĩa xóm keo sơn của bà con chính là sức mạnh để Phú Hưng về đích chuẩn nông thôn mới”.

Lão nông Sáu Ðịnh (Lê Văn Ðịnh, ấp Phú Thạnh) cặm cụi băm mồi cho lứa cá sấu sắp “xuất chuồng”, lòng vẫn thấp thỏm: “Năm nay tôi nuôi gần 400 con, nghe giá cả hổm rày xuống quá nên cũng hơi lo. Phải chi được giá, vụ này thu về cũng khá à”. Bà con Phú Thạnh mến ông Sáu ở cái tính bộc trực, “làm chết bỏ”. Nhiều người quả quyết, từ thời thanh niên tới giờ, ông Sáu mỗi đêm ngủ chỉ 3 đến 4 tiếng đồng hồ là “dữ lắm rồi”. Ðưa bàn tay chai sần, ngón cáu phèn mời nước khách, ông kể về ngày đầu lập nghiệp ở Phú Hưng: “Ở bên Khánh Hải qua đây trước năm 2000. Bên đó làm ruộng, về đây có thêm vụ tôm. Tôi mới đầu có 10 công, rồi nuôi cá sấu, làm lúa, làm tôm, nuôi cua. Riết giờ có được hơn 60 công rồi”.

Nghe anh Sáu hỏi: “Chớ chú Sáu nói thiệt, kinh tế gia đình khá lên chủ yếu nhờ gì?”, ông Sáu trả lời tỉnh queo: “Thì mỗi cái một chút, mình ráng làm, dành dụm thì khá, chứ đâu tính hết được”. Ông Sáu là người đầu tiên ở xứ Phú Hưng nuôi cá sấu thương phẩm với quy mô lớn. Ban đầu mò mẫm, sau đó trao đổi, chỉ dẫn bà con trong xã, đến giờ cả ấp Phú Thạnh đã rộ lên phong trào nuôi cá sấu. Nhiều hộ không có vốn, ông giúp luôn mà chẳng phải tính toán nhiều. Ông tâm nguyện: “Làm phải làm thiệt tình, ăn ở phải có trước có sau.

Gia đình hoà thuận, làng xóm không hiềm khích, tị nạnh, sống như vậy với thoải mái, mới vui vẻ”. Ông Sáu ghét nhất cái nghèo, cho nên cả đời dồn sức lao động nuôi con ăn học, tạo dựng sự nghiệp cho con. Ông tâm sự: “Ganh ăn, tức ở, làng xóm bất an, gia đình lộn xộn, thì làm sao mà phát triển. Tôi thấy ở quê mình bà con ai cũng chân chất, chí thú làm ăn. Có quấy sai thì biết bảo ban nhau để sửa chữa, điều này là nếp sống từ bao đời rồi. Xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thì những điều ấy càng phải giữ gìn, phát huy thêm”.

Từ mấy chục con cá sấu và 10 công đất khởi nghiệp, ông Sáu Ðịnh đã có trong tay một cơ ngơi đàng hoàng. Ông cũng là người tiên phong mở đường để bà con ấp Phú Thạnh mạnh dạn tìm đường phát triển. Anh Sáu chia sẻ: “Những nhân tố như chú Sáu Ðịnh đã tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ trong toàn cộng đồng về khả năng thoát nghèo, làm giàu. Ở đây, trong tình quê hương, lá lành đùm lá rách, mỗi người đều phấn đấu vì mình và không quên những khó khăn người khác”. Và Phú Hưng sẽ tiếp tục hành trình xây dựng đời sống mới với vốn tài sản vô cùng quý báu và tốt đẹp ấy./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.