ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 18:55:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp người là giúp mình, cho đi là hạnh phúc

Báo Cà Mau Chị Cao Thị Ngọc Xuân sinh ra và lớn lên tại TP Cà Mau. Chị nói, mình cũng giống như mọi người, có một gia đình nhỏ để yêu thương, chăm chút, có nghề buôn bán để mưu sinh. Và khi nhắc đến câu hỏi, tại sao hội lại chọn chị để giới thiệu với chúng tôi, chị lắc đầu, nói “không biết”. Chị không biết, nhưng ai cũng biết, một Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 4, phường 4 sống đầy nhiệt huyết, hết lòng với mọi người, hoạt động hội bằng niềm đam mê và trách nhiệm hiếm thấy.

Chị Cao Thị Ngọc Xuân sinh ra và lớn lên tại TP Cà Mau. Chị nói, mình cũng giống như mọi người, có một gia đình nhỏ để yêu thương, chăm chút, có nghề buôn bán để mưu sinh. Và khi nhắc đến câu hỏi, tại sao hội lại chọn chị để giới thiệu với chúng tôi, chị lắc đầu, nói “không biết”. Chị không biết, nhưng ai cũng biết, một Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 4, phường 4 sống đầy nhiệt huyết, hết lòng với mọi người, hoạt động hội bằng niềm đam mê và trách nhiệm hiếm thấy.

Ðiều đầu tiên mà chị Xuân tâm sự với chúng tôi chính là hoàn cảnh khó khăn của những hội viên trong khóm 4: “Bây giờ khóm có tổng cộng 115 hội viên, xoá trắng hộ không có hội viên rồi. Trước đây, nhiều chị em khó khăn dữ lắm, diện hộ nghèo trên chục, còn bây giờ chỉ còn 5 hộ thôi”. Qua lời chị, phụ nữ dù ở nông thôn hay thành thị nếu vướng phải cảnh nghèo thì cũng khổ như nhau. Chị nói: “Thấy vậy thôi, ở thành phố mà khó khăn thì khó mà xoay xở. Ðụng vô cái gì cũng tiền, không nghề, không thu nhập, biết dựa vào đâu. Phải chi ở quê còn luống rau, ao cá…”. Trầm ngâm một hồi lâu, chị kết luận: “Ở đời, sinh ra ai muốn mình nghèo, mình khổ đâu”.

Chị Xuân (bìa trái) luôn trăn trở tìm cách giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

Bản thân chị Xuân cũng đã ngấm được “vị đắng” của hoàn cảnh túng thiếu. Chị lập gia đình, ra riêng với 2 bàn tay trắng. Quãng thời gian đó, chị tần tảo, ngược xuôi, thức trắng đêm cuốn bìa, vắt sổ, may quần áo để chu toàn chi phí sinh hoạt cho gia đình. Rồi lần lượt 2 đứa con ra đời, bao nhiêu thứ phải lo, có lúc chị gần như kiệt sức. Chính trong hoàn cảnh ấy, chị đến với công tác hội phụ nữ. Chị tham gia sinh hoạt, bắt đầu tìm được niềm vui được sẻ chia, ý thức được vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng. Niềm vui ấy càng được nhân lên khi chị nhận được những đồng vốn quý báu, định hướng nghề buôn bán từ tổ chức hội.

Chị xác định: “Thời điểm đó, cuộc đời mình đã hoàn toàn thay đổi. Thay đổi không chỉ vì mình có được một cơ ngơi buôn bán, mà điều lớn nhất chính là trong suy nghĩ: Cuộc sống thật ý nghĩa, người phụ nữ cũng có thể sống vì gia đình, vì mọi người và đóng góp cho xã hội”.

Với trợ cấp hơn 700.000 đồng/tháng, bà con khắp khóm 4 luôn thấy chị chi hội trưởng xuôi ngược, vừa buôn bán, vừa giúp đỡ chị em. Chị Mã Kim Tuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 4, nói vui: “Có khi tiền xăng còn không đủ…”. Chị Xuân bộc bạch: “Làm công tác hội tôi thấy bản thân mình nhận được nhiều thứ, hội đã làm thay đổi cuộc đời mình, giúp mình trong lúc khó khăn nhất, điều đó tôi cũng mong muốn tất cả chị em đều được hưởng”.

Chị tổ chức thành lập 2 tổ tiết kiệm, mỗi tháng đóng vào số tiền gần 9 triệu đồng, giải quyết cho 4 hội viên mượn, cứ xoay vòng như thế và ưu tiên chị em có hoàn cảnh khó khăn. Chị Xuân cũng tranh thủ nhiều nguồn vận động gạo, tiền để hỗ trợ các chị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Riêng mình, chị Xuân đã giúp số vốn 25 triệu đồng cho 5 chị làm vốn khởi nghiệp. Chị tâm sự: “Số tiền không lớn, nhưng hy vọng chị em sẽ nỗ lực để cải thiện cuộc sống. Giúp người là giúp mình, cho đi là hạnh phúc”.

Chị Xuân vốn tính “có sao thì nói vậy”. Chị cho biết, chi hội của mình cũng chưa có những mô hình nào mới hơn so với nơi khác, nhưng điều quan trọng là hiệu quả. Có làm gì đi nữa thì mong muốn giúp đỡ chị em vươn lên trong cuộc sống mới là cái đích lớn nhất. “Hằng ngày, gặp chị em tôi luôn lắng nghe những điều chị em cần và coi lại mình có thể giúp được điều gì. Tôi nghĩ, công tác hội dù ở đâu đi nữa, cái chính là phải có được sự tin tưởng của hội viên và sự giúp đỡ của hội phải thiết thực, kịp thời”.

Trong thời gian hơn 10 năm gắn bó với công tác hội, chị Xuân vẫn nhớ mãi về trường hợp của cụ Võ Thị Gạch, neo đơn và không nghề nghiệp. Chị kể, lúc biết hoàn cảnh của cụ, về nhà cứ trằn trọc tìm cách nào giúp đỡ cụ. Nghĩ là làm, chị vận động khoan cho cụ cây nước 7 triệu đồng, giúp vốn để cụ buôn bán nhỏ, trước mắt là gạo để ăn. UBND phường 4 tiếp tục vận động cất cho cụ một căn nhà. Thật sự là một kỳ tích, cụ Gạch đã thoát nghèo, nghề buôn bán nhỏ đắt khách. Nhìn nụ cười của cụ, chị Xuân xúc động: “Mình có thể làm, mình có thể giúp đỡ thì nhất quyết phải làm. Cụ Gạch chính là tấm gương để mọi người học tập. Cuộc sống không bao giờ phụ lòng người biết cố gắng, nỗ lực”.

Ðiều băn khoăn lớn nhất của chị hiện tại là “số hội viên diện khó khăn rơi vào trường hợp già cả, bệnh tật. Sức của chi hội thì có hạn, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ và quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành”.

Chị tâm sự: “Mình biết các chị phụ nữ ở nhiều nơi còn khó khăn lắm, hội đã mang lại cơ hội đổi đời, chỗ dựa để chị em cùng vươn lên. Sức mình tới đâu mình phấn đấu tới đó, hy vọng rằng chị em nhìn cuộc sống một cách lạc quan, biết đương đầu khó khăn, xây dựng hạnh phúc gia đình và có đóng góp cho xã hội”. Một suy nghĩ giản dị nhưng ẩn chứa trong đó muôn vàn điều ý nghĩa.

Qua thời gian hoạt động hội, chị đã nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với chị, quan trọng nhất chính là “bản thân mình vui vì được làm công tác hội, vui với sự vươn lên của chị em”.

Chị Xuân còn là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp TP Cà Mau.

Suốt ngày tất bật với công việc, chị vẫn dành cho gia đình mình một tình yêu thật đáng trân trọng: “Tôi có người chồng biết chia sẻ và 2 đứa con ngoan. Những điều tôi làm đều vì lo cho cuộc sống của mình, của gia đình và để cộng đồng ngày càng tốt đẹp”. Trong cái chung có cái riêng và trong hạnh phúc riêng tư, có cuộc sống chung rộng lớn..."

Bài và ảnh: Phạm Quốc Rin

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).