ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 01:49:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góc dân gian trong trường mầm non

Báo Cà Mau Để làm mới các góc học tập, vui chơi, nhiều điểm trường mầm non, mẫu giáo tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoại khoá, giờ lên lớp để giáo dục truyền thống văn hoá cho các em. Ðây cũng là phương pháp học tập mới, giúp trẻ phát huy sức sáng tạo, tăng khả năng vận động ngoài trời, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Cô Nguyễn Hồng Thắm, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Búp Sen Hồng (Phường 8, TP Cà Mau) thông tin: “Góc dân gian, trò chơi dân gian được nhà trường lồng ghép tổ chức thường xuyên thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và các tiết học. Bên cạnh đó, mỗi năm còn tổ chức lễ hội dân gian với quy mô lớn như: trải nghiệm làm bánh, đặc sản địa phương, trải nghiệm không khí Tết..., lúc này sẽ mời phụ huynh đến tham dự, trẻ cùng ba mẹ sẽ tương tác rất nhiều thông qua những trò chơi dân gian tập thể”.

Năm học này, nhà trường đón nhận 340 trẻ, bao gồm các lớp: Nhóm, Mầm, Chồi và Lá. Các góc trò chơi luôn được giáo viên đứng lớp liên tục làm mới sao cho vừa phù hợp với không gian của trường vừa kích thích trẻ vui chơi học tập lành mạnh, tiếp thu thêm nhiều kỹ năng thông qua hoạt động. Theo đó, mỗi tháng sẽ có một chủ đề để tổ chức vui chơi. Tháng 11 là chủ đề động, thực vật, tháng 12 sẽ là chủ đề giao thông... Các cô sẽ tìm hoặc sáng tạo nhiều hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ.

Cô dạy trẻ dùng lá dừa, lá chuối để thắt cào cào, chong chóng, làm trang sức. Các hoạt động khéo tay, sáng tạo luôn thu hút trẻ tương tác. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng).

Cô Trương Trúc Huệ, giáo viên Trường Mầm non Búp Sen Hồng, chia sẻ: “Các hoạt động dân gian, trò chơi dân gian giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Tương ứng với chủ đề của tháng này, các trò chơi như: chi chi chành chành, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê... sẽ được luân phiên tổ chức. Việc đưa vào chương trình các góc dân gian, tôi thấy phù hợp và thiết thực, củng cố cho trẻ nhiều kỹ năng và ứng biến trong mọi hoàn cảnh, giúp trẻ mạnh dạn hơn hoặc kìm được tính hiếu động của trẻ”.

"Với xã hội hiện đại, việc đưa các trò chơi dân gian vào các trường mầm non rất bổ ích và thiết thực, hạn chế tối đa tình trạng trẻ tiếp xúc với công nghệ, điện thoại. Khi hoà mình vào các trò chơi dân gian thì không khí học tập sẽ sôi nổi hơn. Các cô sẽ dạy trẻ đọc và học các bài thơ, ca dao, tục ngữ, đồng dao; giáo dục trẻ tận dụng những vật liệu xung quanh để tạo ra đồ chơi, biết yêu thiên nhiên, giữ vệ sinh sau khi chơi, tự giác dọn dẹp khu vực chơi...”, cô Mã Thị Thuỳ Linh, giáo viên Trường Mầm non Búp Sen Hồng, cho biết.

Các bé hào hứng khi tranh tài trong trò chơi nhảy bao bố. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng).

Còn tại Trường Mầm non Trúc Xanh (Phường 6, TP Cà Mau), để tạo không gian mở cho các hoạt động học tập vui chơi, nhà trường dành hẳn khuôn viên để tổ chức trò chơi ngoài trời, trò chơi dân gian giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

Cô Trầm Mỹ Anh, Tổ trưởng chuyên môn của trường, chia sẻ: “Công trình được đưa vào phục vụ từ năm 2021 đến nay, với góc phân chia cụ thể như: góc chăm sóc cây xanh, khu vui chơi cổ tích và khu trò chơi dân gian. Ðặc biệt, mỗi chi tiết ngóc ngách của khuôn viên được cô và trò tự tay tô điểm, mang dấu ấn tập thể và thông qua những hoạt động cùng chơi, cùng làm sẽ giúp trẻ khéo tay, hứng thú hơn với các hoạt động tại trường”.

Góc kể chuyện dân gian giúp trẻ khắc sâu các câu chuyện cổ tích xa xưa. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Trúc Xanh).

Trong không gian tương đối rộng và thoát mát với nhiều cây xanh, trẻ chơi đùa thoải mái. Cô Trần Quyền Trang, giáo viên Trường Mầm non Trúc Xanh, cho biết: “Trò chơi dân gian không xa lạ gì với các em nhỏ, đặc biệt những buổi được chơi ngoài trời, trẻ sẽ tích cực phối hợp hơn. Chủ đề nội dung không gò bó, việc sắp xếp các trò chơi sẽ được linh hoạt theo chủ đề mở, làm sao cho trẻ hào hứng, tương tác tích cực, quan trọng nhất là phù hợp với cơ sở vật chất tại trường, tận dụng những vật dụng sẵn có để làm nên không gian vui chơi kết hợp rèn luyện thân thể. Ðây cũng là môi trường lý tưởng để trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, bồi đắp thêm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước”.

Việc tạo những hoạt động mới lạ, đưa vào những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ cảm thấy vui, yêu thích đến trường hơn mà qua từng trò chơi, hành động nhỏ còn giáo dục ý thức cho trẻ, đồng thời từ những câu vè, đồng dao tạo nên những giai điệu nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thêm trong sáng và hồn nhiên, tạo sự liên kết, gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong lớp./.

 

Ngô Nhi

 

Liên kết hữu ích
mẫu mâm quay

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.