ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 02:04:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hai lần ăn trộm bằng 2 năm tù

Báo Cà Mau (CMO) Đó là trường hợp của Đinh Hữu Phước (sinh năm 1992), ngụ Phường 8, TP Cà Mau. Trong thời gian 3 ngày, Phước đã chủ mưu thực hiện trót lọt 2 vụ trộm trên sông Tắc Thủ. Với tổng tài sản bị trộm trên 16,5 triệu đồng, Phước cùng với các đồng phạm đã bị Viện KSND TP Cà Mau truy tố về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1, Điều 173, Bộ luật Hình sự.

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, chiều 27/2, thấy ghe của ông Đinh Văn V (chú ruột của Phước, đang đậu trên sông Tắc Thủ, địa bàn Phường 8), trên ghe có 3 cuộn sắt (phi 8) mà không ai canh giữ, Phước nảy sinh lòng tham nên đã rủ rê Diệp Minh Trí, Trần Thanh Sang, Trần Thanh Phả (cùng ngụ tại Phường 8) tổ chức trộm để bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Khoảng 22 giờ cùng ngày, Phước thuê ghe của ông Lê Hoàng N (ngụ xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) chở Trí, Sang và Phả hướng về ghe sắt của ông V. Đến nơi, Phước phân công Phả đứng trên bờ để “cảnh giới”, còn Phước điều khiển ghe cặp vào ghe ông V, rồi cùng với Sang lấy 3 cuộn sắt bỏ qua ghe mình. Thực hiện xong vụ trộm, Sang và Phả về nhà, Phước và Trí chở sắt đến một cửa hàng vật liệu xây dựng ở xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời) bán được 2 triệu 850 ngàn đồng. Số tiền trên, Phước chia cho Trí 500 ngàn đồng, còn lại Phước giữ tiêu xài cá nhân mà không chia cho anh em Sang, Phả số tiền 300 ngàn đồng như đã hứa trước đó.

Sáng hôm sau, phát hiện bị mất tài sản, ông V đến Công an Phường 8 trình báo sự việc. Khoanh vùng đối tượng trên địa bàn, công an đã mời Phước về trụ sở làm việc và Phước đã thừa nhận hành vi trộm sắt của ông V, hứa sẽ chuộc sắt để trả lại cho ông V. Bản định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp thành phố (ngày 18/4) kết luận: 3 cuộn sắt có trọng lượng 246 kg của ông V mua mới chưa qua sử dụng, tính trong thời điểm tháng 2 có giá 3 triệu 936 ngàn đồng.

Tuy nhiên, để có tiền chuộc sắt trả lại cho ông V, rạng sáng 1/3, Phước lại thuê ghe và rủ Trí cùng với Nguyễn Tý Em (ngụ xã Lợi An) đi  trộm sắt của ông Lê Thanh D để trên ghe đang đậu sông Tắc Thủ (thuộc địa bàn Phường 8). Đến nơi, Phước phân công Trí đứng “cảnh giới”, còn Phước điều khiển ghe áp sát ghe ông D và cùng Tý Em lấy trộm 5 cuộn sắt (phi 8). Sau đó, cả 3 người chở theo sắt lấy trộm mang đến một cửa hàng vật liệu xây dựng ở Phường 8 bán được 8 triệu 100 ngàn đồng. Số tiền này, Phước chia cho Tý Em 1,5 triệu đồng, Trí 1 triệu đồng, trích 3 triệu đồng chuộc sắt trả cho ông V, số còn lại Phước giữ tiêu xài cá nhân.

Cùng ngày, ông D đã đến Công an Phường 8 trình báo việc bị mất tài sản và Phước, Tý Em, Trí đã được công an mời lên trụ sở làm việc. Cả 3 đã thừa nhận có trộm sắt của ông D và đã trả lại một phần tiền cho ông D. Bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp thành phố (ngày 18/4) kết luận: 5 cuộn sắt có trọng lượng 815 kg của ông D mua mới chưa qua sử dụng, tính trong thời điểm tháng 3 có giá là 12 triệu 632 ngàn đồng.

Vừa qua, TAND thành phố đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên toà, Đinh Hữu Phước, Diệp Minh Trí, Nguyễn Tý Em và Trần Thanh Sang đã khai nhận do muốn có tiền tiêu xài cá nhân nên đã tổ chức trộm cắp tài sản của người khác.

Nhận định của Hội đồng xét xử sơ thẩm: “Các bị cáo biết rõ việc chiếm đoạt tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, nhưng vì mục đích cá nhân thích hưởng thụ, lười lao động, các bị cáo đã bất chấp pháp luật. Hành vi của các bị cáo không những đã xâm phạm đến tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ mà còn làm mất trật tự trị an tại địa phương...”.

Tuy cần phải có mức hình phạt thật nghiêm minh để giáo dục, răn đe xã hội, nhưng mỗi bị cáo có vai trò và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khác nhau. Vì vậy, có sự cân nhắc sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định xử phạt Đinh Hữu Phước 2 năm tù, Diệp Minh Trí 1 năm 3 tháng tù, Nguyễn Tý Em 7 tháng tù, Trần Thanh Sang 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo./.

Mỹ Pha
 

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 công ty, doanh nghiệp in ấn cùng một số cơ sở in bao bì, nhãn hàng, thiệp mời, danh thiếp và các cơ sở photocopy; có 3 doanh nghiệp lớn về phát hành xuất bản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định Luật Xuất bản. Ngành chức năng cũng tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành.