ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:33:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hai trang Fanpage điểm đẹp quê hương

Báo Cà Mau (CMO) Là người Cà Mau, tôi luôn khao khát muốn hiểu thật nhiều về mảnh đất nghĩa tình hồn hậu, nhất là những địa danh lưu dấu văn hoá của ngày đã xa. Rồi cách đây không lâu, lang thang trên Facebook tìm thấy hai trang Fanpage “Cà Mau xưa & nay” và “Góc phố Cà Mau”, tình tự lướt, lòng mừng húm khi phần lớn khoảnh khắc sưu tầm, con chữ chăm chút đều mang đến cho người xem rất nhiều kiến thức thú vị, bổ ích. Một sáng đầu tuần, đem sự cảm kích làm cuộc hẹn với Admin - Nhà báo Huỳnh Hoài Hãn (hiện là Trưởng phòng Thời sự và chuyên đề, Ðài PT-TH Cà Mau), tôi chợt nghe lòng nhẹ bâng bên “bản tình ca quê hương”.

“Thấy viết nhiều bài về Cà Mau xưa, có những vị lão thành hỏi năm nay bao nhiêu tuổi mà rành quá vậy, mình chỉ cười. 7X đời đầu, không lớn mà cũng không nhỏ. Ở độ tuổi này thì cũng hiểu bộn về Cà Mau rồi...”, Nhà báo Huỳnh Hoài Hãn chia sẻ với nụ cười gần gũi.

Tình yêu quê đằm thắm cất lên trong anh từ khi còn nhỏ, bất cứ những gì có giá trị về mặt thời gian, như công trình kiến trúc, đồ cổ, sách, báo... liên quan tới Cà Mau đều mang lại nguồn cảm hứng bất tận. Suốt mấy mươi năm tích góp, khi trong tay đã có được nhiều tư liệu quý, anh lại mong muốn có thể lan toả những điều mình biết đến với mọi người, đặc biệt là để thế hệ trẻ có cơ hội được hiểu hơn về những địa điểm ngày ấy - bây giờ mà thêm thương quê hương mình. Vậy là hơn 5 năm trước, anh thành lập trang Fanfage “Cà Mau xưa & nay”, lần lượt chia sẻ những hình ảnh quý hiếm mình đã sưu tầm được từ trước và sau năm 1975, tỉ mỉ chú thích rõ ràng từng địa danh, nội dung của khoảnh khắc ngày cũ và nhanh chóng nhận được lan toả rất tích cực. Trang này cũng thường xuyên nhận được sự góp mặt đều đặn của bạn bè khắp nơi cùng chia sẻ hình ảnh, địa điểm xưa đã trở thành hoài niệm đẹp của miền đất cuối trời.

Những khoảnh khắc xưa tại Cà Mau nhận được nhiều lượt like và share trên trang “Cà Mau xưa & nay”.

Sau thời gian vài năm khi nguồn hình dần vơi đi, anh tiếp tục suy nghĩ lập tiếp một trang Fanpage để làm nơi gặp gỡ của những tâm hồn yêu thành phố trẻ. Vậy là giữa năm 2020, “Góc phố Cà Mau” được ra đời, tiếp tục kế thừa sự lan toả từ Fanpage bổ ích trước đó. Lướt nhẹ trên trang “Góc phố Cà Mau”, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều hình ảnh, bài viết về những điểm nhấn đẹp trên các cung đường, ngõ phố đã qua được kỳ công chăm chút, từ cây cầu, xe chè, một địa điểm quen thuộc tại ngã tư, tiệm thuốc bắc, tới những rạp chiếu bóng hoạt động thế nào, cải lương đến đây ra sao?...

Mỗi nội dung luôn mới mẻ, không có sự trùng lắp, nên nhận được rất nhiều lượt tương tác “like” và “share”,  nối miền ký ức nhẹ nhàng của nhiều thế hệ thành viên. Phần lớn những bài viết này đều được đăng trên báo Cà Mau, sở dĩ được độc giả yêu thích bởi văn phong gần gũi, mộc mạc như thể tự tình về kỷ niệm đã qua nhưng lại đan xen nhiều cứ liệu cụ thể, sinh động. Những kiến thức được Nhà báo Huỳnh Hoài Hãn kỳ công góp nhặt từ người đi trước, tài liệu uy tín, sách khảo cứu về Nam kỳ xưa... nên độ thuyết phục rất cao. Bên cạnh đó, Fanpage còn tạo điều kiện để tất cả thành viên cùng chia sẻ hình ảnh đẹp, thông tin hay về thành phố nhộn nhịp, chính sự hấp dẫn, phong phú này đã thu hút hàng chục ngàn thành viên, trong đó có đông đảo người đi làm ăn xa quê, bà con kiều bào ở khắp nơi, như các nước Mỹ, Úc, Anh, Thụy Ðiển... 2 trang Fanpage “Cà Mau xưa & nay”, “Góc phố Cà Mau” nghiễm nhiên trở thành một góc nhớ quê hương hiền lành, để đâu đó bộn bề, chỉ cần lướt điện thoại là dễ dàng tìm lại những kỷ niệm đã xa.

Ðiều khiến tôi thêm phần trân quý là khi biết hiện nay có rất nhiều lời ngỏ ý xin chạy quảng cáo trên trang, hay mua lại hai trang Fanfage này, nhưng vẫn chưa nhận được cái gật đầu từ Admin. Bởi, điều mong muốn lớn nhất của Nhà báo Huỳnh Hoài Hãn là muốn xây dựng những địa điểm tao ngộ thật “sạch”, để mỗi người có dịp cùng nhau góp vào một gam màu điểm thêm đẹp bức tranh miền đất trẻ. “Nhiều khi đọc dòng bình luận nhớ Cà Mau của những người rời quê mấy mươi năm, hay người đi làm ăn xa hứa hẹn khi qua dịch sẽ về mời Admin nhậu để cảm ơn mà ấm lòng lắm. Thật ra không trông mong đâu, nhưng chính điều này là động lực để mình bỏ công sức ra tiếp tục tìm kiếm, chắt lọc nhiều cái hay hơn nữa...”, anh trải lòng.

Chào nhau bằng cái bắt tay đong đầy cảm kích, trong mạch đồng điệu nào đó, tôi thấy lửa thanh xuân lấp lánh trong ánh mắt của vị Admin tuổi gấp đôi mình, nhất là khi nghe anh bỏ ngỏ tiếp tục đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi chung:  “Tại sao Cà Mau bây giờ không có Phường 3?”; “Tại sao có bến đò Phường 10?”; “Vì sao gọi là Cống Ðôi?”; “Những ngôi mộ đá ở Huỳnh Long là của ai?”... Thế nào hàng loạt bài viết mới cũng sẽ được kỳ công ra đời thấm tràn những mạch tình quê cho coi./.

 

Minh Hoàng Phúc

 

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.