ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 05:29:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hám lợi từ ma tuý, chia nhau 40 năm tù

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 10/8, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên toà xét xử hình sự sơ thẩm đối Phan Tôn Yên (sinh năm 1995, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) và Võ Minh Sanh (sinh năm 1972, ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) về tội “Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý”.

Theo cáo trạng, khoảng tháng 2/2022, Phan Tôn Yên và Tô Minh Hữu (sinh năm 1988, bạn của Yên) bàn bạc cùng nhau mua bán ma tuý. Đôi bên thoả thuận, Hữu xuất tiền ra mua ma tuý giao cho Yên cất giữ, khi có người mua thì Hữu sẽ gọi điện cho Yên mang ma tuý đi bán rồi đưa tiền lại cho Hữu, hoặc người mua tự thanh toán cho Hữu. Và, nếu Yên tự tìm được người mua thì lấy ma tuý mang đi bán rồi trả lại tiền vốn cho Hữu. Ngoài ra, Hữu còn cho Yên ma tuý để sử dụng.

 

Khoảng 20 giờ ngày 9/6/2022, Hữu gọi điện thoại kêu Yên thuê người đi TP Hồ Chí Minh nhận ma tuý mang về Cà Mau để bán lại kiếm lời. Sau đó, Yên liên hệ Võ Minh Sanh, nhờ Sanh đi vận chuyển ma tuý với tiền công là 6 triệu đồng.

 

Sau khi nhận trước 1 triệu đồng tiền tạm ứng của Yên, tối cùng ngày, Sanh thuê xe ô tô rồi tự điều khiển đi TP Hồ Chí Minh. Đến 2 giờ ngày 10/6, Sanh tới nơi, gọi điện thoại liên hệ với một thanh niên mà Sanh không biết tên (số điện thoại do Yên cung cấp để Sanh liên hệ nhận ma tuý), người này đã nhắn tin cho Sanh đến điểm nhận hàng và đưa cho Sanh 1 túi giấy có quai xách kêu Sanh mang về Cà Mau giao cho Yên.

 

Trưa ngày 10/6, Sanh về đến Cà Mau, mang hàng đã nhận đến gặp Yên ở một con hẻm thuộc xã Lý Văn Lâm, đôi bên đang giao nhận hàng thì bị lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cà Mau kết hợp Công an địa phương bắt quả tang.

 

Lực lượng tiến hành kiểm tra, phát hiện trong túi giấy có một hộp hình chữ nhật, bên trong hộp có 2 bịch nylon, một bịch có chứa chất tinh thể màu trắng dạng rắn, bịch còn lại có chứa 300 viên nén màu hồng.

 

Cùng ngày, Tổ công tác cũng đã khám xét khẩn cấp nơi ở của Yên, phát hiện trong phòng ngủ nhà Yên có 5 bọc nylon trong suốt. Và, qua kiểm tra chất ma túy trong cơ thể của các đối tượng, kết quả Yên dương tính với ma tuý.

 

2 bị cáo Phan Tôn Yên, Võ Minh Sanh tại phiên toà sơ thẩm.

 

Tang vật được thu giữ tại hiện trường cũng như tại nhà của Yên, lực lượng làm nhiệm vụ đã niêm phong, gửi giám định. Theo kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Cà Mau: 300 viên nén màu hồng là ma tuý, có tổng khối lượng 105,0096 gam, loại MDMA; tinh thể màu trắng dạng rắn là ma tuý, có khối lượng 100,2662gam, loại Ketamine.

 

Quá trình điều tra, Yên và Sanh còn khai nhận, trước khi bị bắt quả tang khoảng 15 ngày, Sanh đã đi TP Hồ Chí Minh nhận 100 viên ma tuý dạng “kẹo” và 100 gam ma tuý dạng “khây” về giao cho Yên và nhận tiền công là 6 triệu đồng. Số ma tuý đó Yên đã bán hết, người mua tự thanh toán cho Hữu, Yên chỉ được Hữu cho ma tuý để sử dụng.

Hành vi vi phạm của Phan Tôn Yên đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”; Võ Minh Sanh bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 250 của Bộ luật Hình sự.

 

Riêng Tô Minh Hữu chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội và hiện không có mặt tại địa phương. Cơ quan điều tra đã ra Quyết định truy tìm, khi có đủ căn cứ sẽ xử lý sau. Còn thanh niên giao ma túy cho Sanh tại TP Hồ Chí Minh, chưa chứng minh được nhân thân, lai lịch nên không đề cập xử lý.

 

Quá trình bị điều tra cũng như tại phiên toà sơ thẩm, Yên và Sanh đã thật thà khai báo, tự khai nhận hành vi phạm nhiều lần. Đó cũng là cơ sở để Hội động xét xử cân nhắc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo theo quy định pháp luật.

 

Song, thấy rằng hành vi vi phạm của Yên, Sanh là nguy hiểm, tiếp tay gieo rắc ma tuý trong giới trẻ, làm băng hoại đời sống, đạo đức xã hội…, cần phải có bản án nghiêm khắc để giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm; vì vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định xử phạt Phan Tôn Yên 20 năm tù theo quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 251 của Bộ luật Hình sự; xử phạt Võ Minh Sanh 20 năm tù, theo quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 250 của Bộ luật Hình sự./.

 

Mỹ Pha

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 công ty, doanh nghiệp in ấn cùng một số cơ sở in bao bì, nhãn hàng, thiệp mời, danh thiếp và các cơ sở photocopy; có 3 doanh nghiệp lớn về phát hành xuất bản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định Luật Xuất bản. Ngành chức năng cũng tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm

Tính đến hết ngày 13/9/2024, Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã kiểm tra 68 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nhìn chung năm nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tuân thủ các quy định pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm

Xác định kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ là biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán, đảm bảo môi sinh, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các quy định trong công tác phòng dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến kinh doanh để các hộ chủ động trong công tác phòng ngừa.

Xuất bản phẩm điện tử - Xu thế của thời đại

Xuất bản phẩm điện tử (XBPĐT) là một phương thức của hoạt động xuất bản, đã và đang mở ra một thời cơ mới cho ngành xuất bản khi mà hoạt động xuất bản của hầu hết các nước trên thế giới không nằm ngoài thời đại số hoá.