ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:27:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành trình kết nối dòng máu Việt

Báo Cà Mau Sáng 5/7 vừa qua, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động, đoàn viên, thanh niên, và có cả những bà nội trợ đã đến với Ngày hội hiến máu “Sức trẻ Đất Mũi” của chiến dịch tuyên truyền vận động hiến máu xuyên Việt “Hành trình đỏ” (HTĐ) lần thứ III năm 2015, với mong muốn “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.

Sáng 5/7 vừa qua, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động, đoàn viên, thanh niên, và có cả những bà nội trợ đã đến với Ngày hội hiến máu “Sức trẻ Đất Mũi” của chiến dịch tuyên truyền vận động hiến máu xuyên Việt “Hành trình đỏ” (HTĐ) lần thứ III năm 2015, với mong muốn “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.

Xin được “trừ lương” buổi sáng bốc vác thuê để cùng các thành viên trong Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) phường 7, TP Cà Mau tham gia hiến máu nhân đạo, anh Bùi Văn Hoàng (42 tuổi) cho rằng rất xứng đáng, bởi việc làm của bản thân không chỉ cứu giúp được người khác, mà còn tạo nên niềm hạnh phúc cho chính mình.

 

Ngày hội hiến máu “Sức trẻ Đất Mũi” đã thu hút hơn 500 người tham gia hiến máu tình nguyện.

Ðây là lần thứ 7 anh Hoàng cho đi giọt máu nghĩa tình, trong đó có 3 lần anh hiến trực tiếp cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cần máu khẩn cấp. “Hiến máu không nguy hại sức khoẻ bản thân mà còn chứng minh mình rất khoẻ. Dù không cần biết người nhận là ai, chỉ biết họ rất cần máu để được sống, thì mình sẵn sàng cho đi”, anh Hoàng bộc bạch. Hay như suy nghĩ đơn thuần của anh Ngô Văn Xiêm, phường 4, TP Cà Mau, “Làm nghề kéo xe lôi như tôi cơm lo chưa đặng 3 bữa, nhưng thứ giàu nhất là sức khoẻ, là máu, nên cứ thấy “dư” là cho người cần”. Năm nay anh 49 tuổi, đã hiến máu lần thứ 7, anh tâm niệm, còn sức sẽ còn tiếp tục cho đi.

Nghĩa cử cao đẹp

Chứng kiến hình ảnh người đến chật kín xếp hàng chờ hiến máu, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức HTÐ 2015, xúc động: “Ngày hội hôm nay gợi tôi nhớ đến hình ảnh hàng trăm người dân đã tích cực đến các điểm hiến máu nhân đạo để “tiếp sức” trong những ngày ngân hàng máu dự trữ (đặc biệt là nhóm máu A và O) trong tình trạng cạn kiệt. Nghĩa cử cao đẹp của mọi người đã giải quyết được nỗi lo thường trực của các trung tâm truyền máu về tình trạng khan hiếm máu, nhất là trong dịp Tết và hè”.

Với thông điệp “Kết nối dòng máu Việt”, trong 2 năm trước, HTÐ đã tuyên truyền tới khoảng 1 triệu lượt người về bệnh tan máu bẩm sinh và hiến máu tình nguyện (HMTN), vận động trên 50.000 người đăng ký, tổng lượng máu tiếp nhận được trong chiến dịch HTÐ năm 2013 và 2014 đã thu về 28.436 đơn vị.

“Khởi động HTÐ năm 2015 với 478 đơn vị tiếp nhận được tại lễ xuất quân tại Cà Mau là kết quả mong đợi. Tin rằng, trong suốt chặng đường 21 tỉnh, thành mà đoàn HTÐ đi qua tới đây sẽ tiếp tục đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều tấm lòng, góp thêm sức mạnh cho hành trình hoàn thành mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 17.000 đơn vị máu cho các bệnh nhân mắc các bệnh về máu, nhất là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)”, GS.TS Nguyễn Anh Trí kỳ vọng.

Trong những năm gần đây, HMTN được xem là một trong những hoạt động nhân đạo xã hội thu hút sự tham gia của đông đảo tầng lớp Nhân dân, cơ quan, ban, ngành trong cả nước. Theo số liệu thống kê, năm 2014, nước ta đã đón nhận được hơn 1 triệu đơn vị máu, trong đó, có đến 97% nguồn máu nhân đạo từ những ngân hàng máu sống (NHMS). Tuy nhiên, lượng máu hiến tặng trên chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của bệnh nhân, vẫn còn nhiều trường hợp tử vong do thiếu máu cấp cứu, đặc biệt là trong dịp hè và Tết.

Riêng tại Cà Mau, trong năm 2014, tỉnh tiếp nhận được gần 7.000 đơn vị máu, đạt 102% kế hoạch năm, tỷ lệ người hiến máu lần 2 trở lên chiếm hơn 50%. Tỉnh hiện có 36 câu lạc bộ NHMS với hơn 800 thành viên. Ông Ngô Minh Thung, Phó Ban chăm sóc sức khoẻ Hội CTÐ tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh, cho biết, năm 2013 và 2014, mỗi năm có 6.000-7.000 đơn vị máu được tiếp nhận. Từ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đến người dân đều tham gia tích cực. Thành công đó có sự góp phần của HTÐ, bởi từ năm đầu tiên HTÐ xuất quân tại Cà Mau (2013), HTÐ đã tạo ra “cú hích” mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy công tác HMTN. Ở năm thứ 2, xuất quân tại Cà Mau, HTÐ lần nữa tạo nên đợt tuyên truyền rộng khắp, minh chứng là con số máu được tiếp nhận tại ngày hội hiến máu.

Phát huy sức trẻ

Ðồng hành cùng với HTÐ là 120 tình nguyện viên xuyên Việt (cả 2 khu vực Nam - Bắc). Riêng tại 22 tỉnh, thành trên cả nước, còn có sự góp mặt của hơn 15.000 tình nguyện viên tham gia điều phối, hỗ trợ tại các địa phương.

Ðể thực hiện chuyến xuyên Việt, từ ngày 3-26/7, Ban Tổ chức HTÐ đã tổ chức tuyển tình nguyện viên khắp cả nước. Hàng ngàn bạn trẻ đăng ký tham gia nhưng chỉ 120 người trúng tuyển. Ðội ngũ này là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, tổ chức chương trình, vận động người dân hiến máu. Tham gia cùng các tình nguyện viên là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng cổ động cho chương trình.

Trải qua 5 ngày tập huấn cùng 70 tình nguyện viên khu vực phía Nam tại Học viện Thanh - Thiếu niên Việt Nam, bạn Ngô Mai Lý, sinh viên Phân hiệu Ðại học Bình Dương - Cà Mau, háo hức, “5 ngày, tôi thấy mình đã trưởng thành. Ngoài được giao lưu, học hỏi về kiến thức máu, HMTN và căn bệnh tan máu bẩm sinh, kỹ năng về sơ cấp cứu cơ bản. Tôi còn học được những bài học cuộc sống, học tính tự lập, học cách chung hoà cái tôi trong tập thể, về tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và hơn cả là bài học yêu thương. HTÐ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, và tôi muốn truyền đạt với mọi người về tấm lòng nhân ái, về ý nghĩa của sự sẻ chia giọt máu nóng. Mong các bạn trẻ, cùng toàn thể người dân Cà Mau và cả nước sẽ chung tay hiến máu”.

Bạn Ngô Thái Thịnh, tình nguyện viên tại tỉnh Cà Mau, chia sẻ, tuy chỉ vỏn vẹn 2 ngày được đồng hành cùng các tình nguyện viên xuyên Việt, nhưng hơn 100 tình nguyện viên địa phương tham gia rất nhiều hoạt động: Ra quân diễu hành trên các tuyến phố lớn, tuyên truyền tại các khu dân cư, chương trình gala văn nghệ…, đặc biệt, các tình nguyện viên rất tích cực tham gia hiến máu, đồng thời vận động người thân cùng hiến máu để “tiếp lửa” HTÐ thành công./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).