ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:48:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Báo Cà Mau Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Sông Ðốc là trung tâm kinh tế biển quan trọng nhất của tỉnh, nơi hàng trăm tàu cá ra vào mỗi ngày, tạo nên bức tranh sinh động về ngành khai thác và chế biến hải sản. Hệ thống cảng biển và dịch vụ hậu cần ngày càng được đầu tư, giúp ngư dân an tâm bám biển, góp phần đưa kinh tế địa phương tăng trưởng. Bên cạnh đánh bắt truyền thống, ngành nuôi thuỷ sản tại Sông Ðốc đã và đang chuyển mình theo hướng công nghệ cao, tăng giá trị và tính bền vững cho sản phẩm.

Ông Lê Hoàng Quân, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: "Những năm qua địa phương tập trung phát triển hạ tầng đô thị, đặc biệt là việc được đầu tư xây dựng cầu bắc qua sông Ông Ðốc, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đánh bắt và chế biến thuỷ sản phát triển. Thị trấn cũng chú trọng đến việc bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế gắn liền với đô thị hoá bền vững".

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2024, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Sông Ðốc vinh dự đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, công nhận thị trấn Sông Ðốc đạt chuẩn đô thị văn minh.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2024, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Sông Ðốc vinh dự đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, công nhận thị trấn Sông Ðốc đạt chuẩn đô thị văn minh.

Với sự quan tâm đầu tư từ các cấp, hạ tầng tại Sông Ðốc đã và đang thay đổi rõ rệt. Hệ thống giao thông được nâng cấp, đường phố được mở rộng, cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp. Ðặc biệt, cầu bắc qua sông Ông Ðốc được xây dựng, tạo lợi thế quan trọng cho ngành kinh tế biển phát triển, nâng tầm đô thị và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Anh Nguyễn Trung Tính, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trung Tính, thị trấn Sông Ðốc, cho biết: "Từ khi hạ tầng được đầu tư, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá thuận lợi hơn rất nhiều. Nhất là từ khi cầu Sông Ông Ðốc hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã giúp các doanh nghiệp trên địa bàn rút ngắn được khoảng cách vận chuyển hàng hoá, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian. Cảng cá luôn tấp nập, giá cả ổn định hơn, cuộc sống người dân nhờ đó cũng khấm khá hơn trước”.

Bên cạnh đó, cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc được xây dựng và hoàn thành, trở thành điểm di tích lịch sử quan trọng, làm giàu thêm những giá trị lịch sử và đời sống tinh thần của người dân xứ biển. Ông Trần Văn Quốc, Khóm 2, thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi: "Việc xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc là niềm tự hào của người dân Sông Ðốc. Ðây không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm nhấn cho đời sống tinh thần, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hào hùng của cha ông".

Song hành với phát triển kinh tế, chính quyền và người dân Sông Ðốc đều quan tâm công tác bảo vệ môi trường biển. Các phong trào vệ sinh, giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ rạn san hô đang được tích cực thực hiện. Bên cạnh đó, đời sống văn hoá - xã hội cũng được cải thiện đáng kể, với hệ thống trường học, bệnh viện, trung tâm văn hoá đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc là nét đặc trưng văn hoá tín ngưỡng của cư dân miền biển Sông Ðốc.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc là nét đặc trưng văn hoá tín ngưỡng của cư dân miền biển Sông Ðốc.

Ngày nay, những giá trị truyền thống của làng chài vẫn được gìn giữ qua các hoạt động văn hoá, lễ hội ngư nghiệp. Các phong trào đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống đã tạo nên một cộng đồng vững mạnh.

Thị trấn Sông Ðốc đang trên đà phát triển nhanh chóng, hướng đến đô thị biển văn minh, hiện đại. Ông Lê Hoàng Quân khẳng định: "Sự kết hợp giữa kinh tế biển, đô thị hoá và giữ gìn bản sắc truyền thống chính là yếu tố quan trọng giúp Sông Ðốc ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực"./.

 

Tiệp Khắc

 

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.

Nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, nước là nguồn tài nguyên hết sức cần thiết trong đời sống, sản xuất, và việc cấp nước sạch tập trung đảm bảo an toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân...