ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 12:34:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng

Báo Cà Mau Nhờ làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, các bậc cha mẹ luôn nhận thức sâu sắc về lợi ích của việc tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ. Từ đó, các bậc cha mẹ quan tâm đưa trẻ đến các trạm y tế để tiêm ngừa vắc-xin đúng lịch, góp phần cùng với ngành y tế huyện Cái Nước thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trong đó có chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo số liệu thống kê, năm 2016, huyện Cái Nước có hơn 2.300 trẻ nằm trong diện tiêm ngừa vắc-xin. Ngay từ đầu năm, trạm y tế các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về lợi ích của việc tiêm ngừa vắc-xin để phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, nên hầu hết các bậc cha mẹ đều nâng cao ý thức và đưa trẻ đến trạm y tế tiêm ngừa vắc-xin đúng theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Trẻ được tiêm ngừa vắc-xin đúng định kỳ.

Chị Trần Thị Kiều, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, chia sẻ: "Sau khi sinh, cháu được tiêm ngừa vắc-xin ngay tại nơi sinh, rồi được bác sĩ hướng dẫn tiêm định kỳ tại trạm y tế xã, cho nên đúng ngày hẹn là tôi đưa cháu đến tiêm ngừa theo hướng dẫn".

Chính nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, không chỉ giúp các bậc cha mẹ thay đổi hành vi nhận thức, mà còn hiểu biết sâu sắc hơn về lợi ích tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ để phòng 8 loại bệnh truyền nhiễm ngay từ thuở nhỏ, như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Ðể chủ động tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ đạt kết quả cao, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tổ chức tiêm ngừa vắc-xin định kỳ cho trẻ từ ngày 1-3 hằng tháng, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và thứ Bảy, Chủ nhật. Từ đó, tạo thành tiền lệ, cứ vào những ngày đầu tháng, bất chấp thời tiết thế nào, các bậc cha mẹ vẫn đưa trẻ đến trạm y tế để tiêm ngừa vắc-xin đúng theo lịch.

Vào những ngày đầu tháng 12 vừa qua, do ảnh hưởng của triều cường đã làm ngập toàn bộ các tuyến đường khu vực chợ Ðầm Cùng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, tuyến đường nối liền từ Quốc lộ 1 đến Trạm Y tế xã Trần Thới cũng bị chìm sâu trong nước và kéo dài nhiều giờ liền. Thời điểm này lại trùng vào lịch tiêm ngừa vắc-xin định kỳ cho trẻ, nên các bậc cha mẹ không quản ngại khó khăn vất vả, sẵn sàng đưa trẻ đến Trạm Y tế xã Trần Thới để tiêm ngừa.

Bà Tô Thị Sáu, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, chia sẻ: "Cứ đúng ngày hẹn là tôi đưa trẻ đến trạm y tế để tiêm, cho dù điều kiện thời tiết không thuận lợi như hôm nay".

Khi người dân nâng cao ý thức, việc triển khai công tác tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ diễn ra khá thuận lợi. Nhiều năm qua, huyện Cái Nước luôn thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trong đó có chương trình tiêm chủng mở rộng.

Y sĩ Võ Chí Quốc, Trạm Y tế xã Trần Thới, chia sẻ: "Việc đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch và đúng độ tuổi là hết sức cần thiết, nhằm tạo cho trẻ sức đề kháng tốt nhất để phòng các tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng mở rộng là chương trình mục tiêu y tế quốc gia, không phải tốn tiền và các loại vắc-xin ngày càng an toàn, hiệu quả, tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm rất cao”.

Bác sĩ Mai Văn Kha, Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế huyện Cái Nước, cho biết, qua hơn 30 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng đã mang lại kết quả thiết thực trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Thành công nhất của chương trình là hầu hết các trẻ nằm trong độ tuổi đều được tiêm ngừa vắc-xin và ngừa bệnh hiệu quả. Ðặc biệt, người dân đã thay đổi hành vi nhận thức, nhân viên y tế không còn đi từng nhà vận động, mà các bậc cha mẹ tự giác đưa trẻ đến trạm y tế tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.

Cũng theo Trung tâm Y tế huyện Cái Nước, sau hơn 30 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, kết quả đã thanh toán được bệnh sốt bại liệt ra khỏi cộng đồng. Mục tiêu năm 2017 sẽ tiếp tục loại bỏ thêm bệnh sởi, bởi trước đó, vào năm 2014, ngành y tế huyện Cái Nước đã tiến hành tiêm vắc-xin sởi trên diện rộng cho đối tượng từ 1-17 tuổi./.

Bài và ảnh: Việt Tiến

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.