ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 01:12:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả “Hoà giải 5 tốt” ở cơ sở

Báo Cà Mau Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật luôn bám sát định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước, đảm bảo hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó, hiệu quả nhất là mô hình “Hoà giải 5 tốt” ở cơ sở.

Phát huy vai trò các tổ hoà giải, tổ chức chính trị xã hội để kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự, xây dựng được thế trận lòng dân... là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm, thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm.

Hoà giải ở cơ sở giải quyết tận gốc mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả hoà giải ở cơ sở sẽ không có bên thắng, bên thua, mà cả hai bên đều đồng thuận, thoả mãn được những mong muốn. Các hoà giải viên không chỉ dựa vào quy định của pháp luật, mà còn dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết để chuyện trò, giúp các bên tự điều chỉnh hành vi, giải quyết tranh chấp, khôi phục mối quan hệ vốn đã bị rạn nứt, tạo dựng mối quan hệ cộng đồng, xã hội bền chặt khi mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết triệt để.

Thị trấn Ðầm Dơi là một trong những đơn vị được đánh giá cao nhiều năm liền, vì có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải, không có nhiều đơn, thư khiếu nại vượt cấp.

Tổ hoà giải Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi họp bàn chia sẻ những kinh nghiệm hay trong hoà giải tại cơ sở.

Ông Trần Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Ðầm Dơi, nên tốc độ đô thị hoá tại thị trấn rất nhanh. Do đó, tình hình khiếu kiện trong dân có chiều hướng gia tăng. Xuất phát từ thực tiễn đó, từ năm 2020, thị trấn được tỉnh chọn là đơn vị thí điểm Tổ hoà giải 5 tốt. Từ đó các vụ việc tranh chấp mâu thuẫn trong dân được phát hiện ngay từ địa bàn dân cư, tiến hành hoà giải, hạn chế khiếu kiện vượt cấp đông người, góp phần ổn định an ninh, chính trị, xã hội địa bàn”.

Ban đầu, thị trấn Ðầm Dơi có 6 tổ hoà giải, đến năm 2022 còn 5 tổ, do sáp nhập Khóm 3 và 5. Có 35/35 hoà giải viên trên địa bàn được tập huấn pháp luật và nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở, do Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Theo đó, đội ngũ hoà giải viên các khóm được hướng dẫn các kỹ năng hoà giải, ghi sổ theo dõi...

Thời gian qua, Tổ hoà giải ở Khóm 1 đã hoà giải thành công trên 98% số vụ tranh chấp, mâu thuẫn; từ đó thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm tại địa bàn dân cư.

Ông Hứa Chí Linh, Trưởng Khóm 1, Tổ trưởng Tổ hoà giải khóm, chia sẻ: “Trước đây số vụ tranh chấp trên địa bàn nhiều lắm, nhưng với quyết tâm của tổ, các thành viên luôn đi sâu, đi sát từng hộ gia đình, từng cá nhân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó có hướng hoà giải hợp tình, hợp lý. Có những vụ, chỉ mới nghe thông tin hai bên bất hoà là chúng tôi can thiệp liền, không cần phải có đơn tố cáo. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các thành viên trong tổ nên số vụ khiếu nại trên địa bàn dân cư thuộc khóm giảm đáng kể. 9 tháng năm 2023, mới xảy ra vụ bất hoà nhỏ trong dân và đã hoà giải thành công”.

Là cán bộ nghỉ hưu, thành viên Tổ hoà giải, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 1, bà Trần Kim Còn chia sẻ: “Mỗi lần họp tổ, chúng tôi đều lồng ghép những chính sách, pháp luật, những chính sách được sửa đổi bổ sung, những việc vi phạm pháp luật cho chị em nắm. Từ đó, mỗi chị em là một tuyên truyền viên pháp luật cho gia đình, bạn bè”.

Bà Trần Kim Còn (người đứng) thông tin pháp luật đến chị em trong Chi hội Phụ nữ Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi.

Ðội ngũ hoà giải viên thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật mới thông qua đọc sách, báo và truy cập Internet, cũng như được cử tham gia tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hoà giải, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thành viên các tổ hoà giải trên địa bàn cũng thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau; nhờ đó, đa số các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trên địa bàn đều được hoà giải thành công.

Là 1 trong 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở từ năm 2013-2023, chị Nguyễn Bích Tuyền, Trưởng ban Công tác Mặt trận Khóm 6, thị trấn Ðầm Dơi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chị Nguyễn Bích Tuyền là 1 trong 17 cá nhân tiêu biểu được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, vì có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở từ năm 2013-2023.

Chị Tuyền bộc bạch: “Là trung gian để hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành, hoà giải viên giúp các bên tìm được tiếng nói  chung, đi đến đạt được thoả thuận. Từ đó, nâng cao hơn nữa nhận thức về pháp luật, giúp giảm thiểu khiếu nại vượt cấp, hạn chế chi phí đi lại; góp phần duy trì đoàn kết nội bộ trong Nhân dân, phòng ngừa các vi phạm pháp luật”.


Năm 2023 là năm thứ 11 tỉnh Cà Mau cùng cả nước tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (9/11). Ngày Pháp luật Việt Nam khơi dậy trong mọi công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi, từ đó tham gia tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị, xã hội, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hoá pháp lý trong cuộc sống xã hội.

Ðể thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh thực sự hiệu quả, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau, cho rằng: "Cần xác định hưởng ứng Ngày Pháp luật là việc làm hằng ngày, thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Từ đó có biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung rà soát để có biện pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ; tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ và các quy định liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".


 

Kim Cương - Lê Tuấn

 

Tuyên truyền phòng, chống ma tuý tại Cơ sở cai nghiện tỉnh Cà Mau

Chiều ngày 25/6, Cơ sở cai nghiện tỉnh Cà Mau tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại ma tuý cho học viên tại cơ sở. Đây cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma tuý, ngày toàn dân phòng chống ma tuý năm 2024.

Nâng cao kỹ năng phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma tuý cho đoàn viên thanh niên

Sáng 24/6, tại UBND xã Hồ Thị Kỷ, Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh, Huyện đoàn Thới Bình tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma tuý cho hơn 70 đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Thới Bình.

Nhà nghỉ theo giờ - Tiềm ẩn nguy cơ tệ nạn xã hội

Khách sạn, nhà nghỉ luôn là dịch vụ hút khách, bởi đáp ứng nhu cầu lưu trú thiết yếu của người dân, cũng như du khách từ nơi khác tới địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, vì lợi nhuận, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ này đã và đang chuyển đổi hình thức kinh doanh bằng cách cho thuê theo giờ. Theo đó, chỉ với vài chục ngàn đồng tiền thuê phòng theo giờ, một số tệ nạn xã hội có thể “núp bóng”, “ẩn mình” khá an toàn sau các dịch vụ này. Bởi nguyên nhân duy nhất là vấn đề chế tài, quản lý đối với việc lưu trú như thế này còn khá lỏng lẻo.

Phát hiện lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc

Chiều 20/6, ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, cho biết, bằng biện pháp nghiệp vụ, đơn vị đã phát hiện và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc của một cơ sở kinh doanh trên địa bàn Phường 8, TP Cà Mau.

Bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Chiều 20/6, Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng Cà Mau), cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ xử lý đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý theo quy định của pháp luật.

Bị phạt 100 triệu đồng vì tàu không gắn thiết bị giám sát hành trình

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp với lỗi vi phạm tàu cá không gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Hướng đến xã, phường, thị trấn không ma tuý

Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng lúc, từng nơi còn nhiều phức tạp. Theo báo cáo của ngành chuyên môn, 6 tháng đầu năm, đã khởi tố 112 vụ, 152 bị can (nhiều hơn 10 vụ, nhiều hơn 25 bị can so với cùng kỳ); chủ yếu là tàng trữ trái phép chất ma tuý, chiếm 84% (94 vụ, 112 bị can). Ðối tượng phạm tội trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 63%; nghiện ma tuý chiếm 60%. Vi phạm về ma tuý, đã xử phạt 840 vụ, 951 đối tượng, với số tiền trên 1,3 tỷ đồng (nhiều hơn 468 vụ, nhiều hơn 486 đối tượng).

Hoạt động xuất bản chuyển biến tích cực 

Những năm qua, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng bước ổn định và đi vào nền nếp. Song, hoạt động này vẫn có những bất cập như: xuất bản phẩm in sao lậu, vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội.

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng

Chiều 5/6, Cơ sở cai nghiện ma tuý (Ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn khai giảng lớp điện lạnh cho 35 học viên đang cai nghiện tại cơ sở.