ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 18:44:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả tiếng loa tuyên truyền

Báo Cà Mau (CMO) “Ði từng ngõ, gõ từng nhà” luôn là phương châm của các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh công tác phòng chống dịch, tiếng loa tuyên truyền cũng góp phần rất hiệu quả giúp bà con nắm bắt thông tin về công tác bầu cử vừa qua.

Đã hơn 2 tuần qua, cứ 2 lần/ngày, tiếng loa phát thanh của Ấp 4, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, vang lên đều đặn, đến đầu làng, ngõ xóm để tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19. Khi dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, các thành viên trong ấp khẩn trương thay phiên nhau đi tuyên truyền cho bà con hiểu và ý thức hơn trong công tác phòng chống, đặc biệt là những công văn mới nhất mà Sở Y tế ban hành đều được phổ biến đến người dân.

Với chiếc xe gắn máy chở loa phía sau, thông tin về công tác phòng chống dịch Covid-19 và các thông tin về bầu cử; cứ thế, mỗi ngày mở loa đi tuyên truyền khắp ấp, anh Trần Minh Ðương, đảng viên ở Ấp 4, xã Khánh Bình, cho biết: “Trước đây, khi dịch bệnh còn chưa phức tạp thì mình dùng loa nhỏ cầm tay để tuyên truyền thôi, giờ thấy bệnh dịch nhiều quá nên Chi bộ ấp đã nâng cấp lên loa lớn để bà con dễ nghe hơn”.

Loa tuyên truyền về dịch Covid-19, công tác bầu cử, mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Vậy là mỗi sáng, từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ; địa điểm tuyên truyền chủ yếu tại trụ sở ấp và những tuyến đường xóm, các ngã ba, ngã tư, nơi không có loa tuyên truyền của Trung tâm Văn hoá - thể thao huyện Trần Văn Thời lắp đặt.

“Nội dung tuyên truyền chủ yếu là thông điệp 5K, 7K của Bộ Y tế; nhắc nhở người dân đi ra ngoài phải mang khẩu trang, không tụ tập đông người, đặc biệt hạn chế đám tiệc… Ðây cũng làm một hình thức tuyên truyền mới, âm thanh lớn vang vọng hơn loa nhỏ nên được bà con chú ý hơn, vì vậy hiệu quả tuyên truyền tốt hơn”, anh Ðương giải thích.

Ông Mai Văn Kinh, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Ðông, rất thích thú với mô hình mới này và cho rằng: “Nhờ công tác tuyên truyền, người dân mới hiểu biết cặn kẽ hơn về công tác bầu cử, các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Mỗi lần tuyên truyền tập trung ở khu dân cư khoảng 20 phút cũng không gây ảnh hưởng nhiều về tiếng ồn, từ đây, ai cũng ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Có những lúc thấy anh em làm cực quá, mưa cũng đi, nắng cũng đi nên khi thấy xe đến gần nhà, tôi cũng hỗ trợ nước uống, mời cơm… cho anh em yên tâm làm nhiệm vụ”.

Thời gian qua, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, xã Khánh Bình luôn triển khai quyết liệt, mỗi cá nhân ý thức được và thực hiện các thông điệp của Bộ Y tế. Những ai đi làm ăn xa về địa phương đều báo với chính quyền và khai báo y tế.

Ông Bùi Hồng Ngói, Bí thư Chi bộ Ấp 4, xã Khánh Bình, thông tin: “Ấp có 196 hộ, thời gian qua có 3 trường hợp đi làm ăn ở Bình Dương trở về, đã khai báo y tế ở Trạm Y tế xã. Bà con đi TP Hồ Chí Minh về cũng tự giác đến khai báo y tế - đó cũng là hiệu quả của tiếng loa tuyên truyền mà địa phương đã thực hiện”.

Hiện tại, mỗi ấp trên địa bàn xã trang bị 2 loa để phục vụ công tác tuyên truyền, phòng trường hợp trục trặc thì có loa khác thay thế, không bị gián đoạn. Ông Ngói phấn khởi: “Khi phân công nhiệm vụ, các anh em trong ấp rất nhiệt tình, đặc biệt là các đảng viên trẻ, luôn hăng hái và hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Lê Minh Toàn cho biết: “Trong tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 và công tác bầu cử vừa qua, xã thành lập 2 đội lưu động, mỗi đội 2 người (cán bộ văn hoá) thay phiên nhau tuyên truyền bằng loa phóng thanh và xem đây là công tác thường xuyên. Riêng 9 ấp/23 tổ tự quản thì trang bị loa để tuyên truyền. Từ lúc tuyên truyền bằng hình thức như vậy thấy bà con cũng ý thức hơn; đặc biệt là tuyên truyền về các chế tài xử phạt như không đeo khẩu trang, tụ tập đông người… Vừa qua, xã cũng thực hiện tốt công tác khai báo y tế cho các cử tri trước khi bầu cử, tiếng loa tuyên truyền giúp nhắc nhở bà con chủ động hơn; góp phần vào sự thành công của ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”./.

 

Nhật Minh

 

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).