ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 10:49:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả từ chương trình phòng, chống bệnh phong

Báo Cà Mau (CMO) Trước đây bệnh phong (cùi, hủi) được coi là căn bệnh nằm trong “tứ chứng nan y”, rất khó cứu chữa, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có thuốc đơn hóa trị liệu, đa hóa trị liệu... nên nhiều bệnh nhân phong đã được chữa trị kịp thời, chống lây nhiễm trong cộng đồng. Đây được xem là sự thành công đáng kể trong công tác phòng, chống căn bệnh phong của nền y học đương đại.

Nhìn lại giai đoạn từ năm 1994-1998, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh Cà Mau phát hiện mới từ 100-150 ca bệnh phong. Sau khi thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo 3 tiêu chí của Bộ Y tế vào năm 2000, từ đó đến nay hoạt động phòng, chống bệnh phong của tỉnh tiếp tục được duy trì và gần như không phát hiện thêm bệnh nhân phong mới. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 349 đối tượng đang được quản lý và chăm sóc sau giám sát theo chương trình phong của Bộ Y tế tại 9 huyện, thành phố của tỉnh. Tất cả các bệnh nhân phong tàn tật đều được chăm sóc, hướng dẫn để  phòng tránh tàn tật và được hỗ trợ thuốc men, dày dép, kính bảo vệ mắt và các dụng cụ thiết yếu khác.

Thực tế cho thấy, để công tác phòng, chống bệnh phong đạt được hiệu quả như hiện nay, ngoài việc giám sát cộng đồng, thì công tác thường xuyên củng cố mạng lưới hoạt động chuyên khoa da liễu từ tỉnh đến các huyện, thành phố và trạm y tế xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ chuyên khoa cũng được đặc biệt chú trọng. Thông qua các lớp tập huấn giúp cho những người tình nguyện, đội ngũ y, bác sĩ đa khoa trong toàn tỉnh nâng cao kiến thức cơ bản về bệnh phong, giúp phát hiện sớm bệnh phong khi chưa tàn tật. Công tác khám, phát hiện bệnh phong ở tuyến huyện, thành phố thường xuyên được lồng ghép trong các chương trình y tế chung, vừa hiệu quả vừa đỡ tốn kém về nhân lực và kinh phí.

Bác sĩ Đào Duy Thanh, phụ trách chương trình thăm khám, sàng lọc bệnh nhân phong thuộc Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh, cho rằng: “Đối với bệnh nhân phong, sau khi được chẩn đoán xác định mắc bệnh, người bệnh cần được đưa ngay vào đa hóa trị liệu nhằm tránh những tàn tật có thể mắc phải. Bệnh nhân hằng tháng sẽ được cán bộ chuyên trách phong của Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn đến thăm khám, cấp phát thuốc, theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng và được hướng dẫn cách tự chăm sóc phòng tránh các thương tích trong đời sống hằng ngày”.

Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau, nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa trong công tác điều trị bệnh phong cho người dân.

Ngoài ra, để làm tốt công tác phòng, chống bệnh phong trên địa bàn, hướng tới mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh phong quy mô cấp huyện, thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tích cực phối hợp với Trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân phong mới và bệnh da liễu, cũng như cấp thuốc miễn phí và tư vấn cách phòng tránh một số bệnh phong, da liễu hay gặp cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tất cả người dân đến khám đều được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại kem dưỡng da và xà phòng hợp lý; hướng dẫn cách thức sử dụng thuốc, chăm sóc da và các biện pháp phòng tránh một số bệnh da thường gặp.

Bà C.T.P, 63 tuổi, ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, bị lây nhiễm từ việc chăm sóc cho người con trai bị bệnh phong. Nguyên nhân là do con bà được phát hiện bệnh muộn nên bị di chứng lỗ đáo. Bà P cho biết: “Ban đầu tôi có các vết sần đỏ, nghĩ là bị nấm ngoài da nên cứ mua các loại thuốc bôi da về xài, nhưng không hết. Vừa rồi, được các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt - Da liễu của tỉnh đến thăm, khám và cấp thuốc uống, thuốc bôi da, bây giờ tại các vết sần của tôi đã có cảm giác biết đau”.

Rõ ràng, việc phát hiện sớm, điều trị sớm, chăm sóc, quản lý, theo dõi chặt chẽ và nâng cao nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng chính là những cơ sở để Cà Mau loại trừ bệnh phong trong tương lai gần. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền bệnh phong qua các kênh thông tin đại chúng, có hình thức tuyên truyền phù hợp ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh phong; tích cực khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh phong có thể còn tiềm ẩn trong cộng đồng.

Mục tiêu tiếp theo của tỉnh Cà Mau là đưa kiến thức bệnh phong vào trường học, tiếp tục tuyên truyền kiến thức bệnh phong cho đối tượng học sinh. Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống phong các cấp; tập huấn cho cộng tác viên kỹ năng nhận biết bệnh phong, quản lý điều trị, giáo dục y tế và chăm sóc tàn tật cho người bệnh tại nhà. Tập trung khám phát hiện, điều trị tại nhà đúng phác đồ, đủ liều cho tất cả bệnh nhân phong. Phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, giáo viên, học sinh và người dân có hiểu biết đúng về bệnh phong./.

 

Hiền Sĩ

 

cách bổ sung sắt cho trẻ kem bôi sẹo kaapvaalTham khảo Tiết kiệm thời gian Dấu hiệu và triệu chứng đái tháo đường là gì

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.

Vì môi trường không khói thuốc

Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.

Nguyên nhân và tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Theo WHO).