ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 19:09:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hình phạt thích đáng cho nhóm người hành hạ dã man bạn tàu

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 7/9, Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời kết thúc phiên toà xét xử hình sự sơ thẩm đối với Nguyễn Công Toàn, Đoàn Văn Tạc, Nguyễn Văn Tị, Nguyễn Văn Của và Sử Chí Tâm về tội “Hành hạ người khác” và “Cố ý gây thương tích”.

Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm (từ trái qua: Tạc, Toàn, Tị, Tâm, Của).

 

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân huyện Trần Văn Thời, đầu tháng 1/2022, tàu cá BT 97993 - TS do Trần Công Toàn làm thuyền trưởng đã xuất bến tại cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) ra khơi đánh bắt thuỷ sản. Trên tàu có 6 ngư phủ, gồm: Đoàn Văn Tạc, Trương Văn Trung, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Tị, Sử Chí Tâm và Nguyễn Văn Hùng (Hùng làm được một thời gian thì Lê Văn Bình ra thay cho Hùng vào bờ).

 

Quá trình đánh bắt trên biển, cho rằng ông Trung và Bình không biết làm công việc, Toàn nhắc nhở nhiều lần nhưng các ông không nghe, nên Toàn ra lệnh cho các ngư phủ trên tàu: “Nếu thằng Trung làm không được hoặc làm hư cái gì thì đánh nó cho tao, có gì tao chịu trách nhiệm”.

 

Theo lệnh của thuyền trưởng, các ngư phủ: Tạc, Tị, Của, Tâm nhiều lần đánh đập, hành hạ ông Trung và Bình. Đôi lúc, nhóm này còn bắt ông Trung phải ăn cá sống.

 

Việc đánh đập ông Trung và Bình bằng đuôi cá đuối, cây xúc nước đá, vỏ xe... thấy vẫn chưa thoả mãn tính cồn đồ, Toàn lệnh cho Tạc, Của dùng kìm bấm bẻ gãy 4 chiếc răng hàm dưới của ông Trung, còn Tị bẻ gãy 1 răng của Bình.

 

Đến cuối tháng 5/2022, thấy ông Trung bị thương tích trên người nhiều nên Toàn cho ông Trung và Bình quá giang ghe khác vào đất liền.

 

Sau khi vào bờ, ông Trung và Bình đến trình báo chính quyền địa phương. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời đã tiến hành điều tra và các bị can đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Nguyễn Công Toàn cúi đầu nhận tội và xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình.

 

Theo kết luận của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, tỷ lệ thương tích của ông Trung là 48%. Riêng ông Bình sau khi vào bờ và nhận được tiền bồi thường của gia đình Toàn thì đã đi khỏi địa phương, hiện chưa liên hệ được.

 

Căn cứ kết luận vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát Nhân dân huyện Trần Văn Thời đã quyết định truy tố Nguyễn Công Toàn, Đoàn Văn Tạc, Nguyễn Văn Tị, Nguyễn Văn Của và Sử Chí Tâm về tội “Hành hạ người khác”, theo điểm a, khoản 2 Điều 140 và tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.

 

Qua 1 ngày xét xử, căn cứ hồ sơ vụ và diễn biến tại phiên toà…, thấy rằng hành vi của các bị cáo là mang tính côn đồ, quá nhẫn tâm đối với bạn ngư phủ cùng lao động chung tàu với mình, vì vậy cần xử lý nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa chung cho xã hội; sau thời gian nghị án, cân nhắc các tình tiết có lợi cho bị cáo theo quy định pháp luật, Hội đồng Xét xử sơ thẩm đã quyết xử phạt: Nguyễn Công Toàn (SN 1986, thường trú huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) 6,6 năm tù; Đoàn Văn Tạc (SN 1982, thường trú xã Khánh Hoà, huyện U Minh), Nguyễn Văn Tị (SN 1989, thường trú xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời), Nguyễn Văn Của (SN 1991, thường trú thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) cùng hình phạt 5,9 năm tù mỗi người; Sử Chí Tâm (SN 1996, thường trú xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) 2,6 năm tù./.

 

 

Mỹ Pha

 

Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Từ ngày 1/7/2025, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Công an tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến tận cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chủ động về PCCC và CNCH.

Hiệu quả từ "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt"

Mô hình "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt" do Sở Tư pháp thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Tuân thủ quy định vì nguồn lợi thuỷ sản dài lâu

“Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản” là những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 7, Ðiều 7, Luật Thuỷ sản năm 2017.

Thực thi pháp luật - Lá chắn bảo vệ rừng

Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ – vùng lõi rừng tràm nguyên sinh đặc trưng của Cà Mau, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong mùa khô. Trên nền tảng Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban quản lý Vườn đã chủ động xây dựng phương án PCCCR hằng năm, phân vùng trọng điểm cháy, cải tạo 150,8 km tuyến kênh phục vụ chữa cháy, lắp đặt chòi canh lửa, bồn trữ nước tại các vị trí chiến lược.

Quản lý tàu cá – Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tất cả các tàu cá tham gia khai thác thuỷ sản phải được cấp giấy phép hoạt động; Tàu cá cần được kiểm tra và đăng ký định kỳ; các tàu cá phải tuân thủ các quy định về mùa vụ, loại thuỷ sản được phép khai thác và khu vực đánh bắt; các tàu cá có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác, sản lượng thu được và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động;… Đó là những quy định cụ thể liên quan đến quản lý tàu cá trong khai thác thuỷ sản được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Luật Thuỷ sản 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và cả Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT…

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.