ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:18:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Báo Cà Mau Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch là triển khai có hiệu quả các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm giúp người học tự nhận thức về khả năng, sở thích, sở trường và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân, có kiến thức, hiểu biết về nghề nghiệp, việc làm trong xã hội, xu hướng ngành, nghề việc làm trong tương lai để lựa chọn ngành, nghề học phù hợp; góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau tạo điều kiện cho tân sinh viên tiếp cận với các chương trình khởi nghiệp.

“Thực hiện Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 23/8/2024 của UBND tỉnh Cà Mau về triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024, nhà trường đã xây dựng kế hoạch công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp (Kế hoạch số 21/KH-CĐN ngày 5/4/2024 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau về triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp)”, thầy Huỳnh Minh Hiếu, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau, thông tin.

Chủ động ngay đầu năm học, nhà trường đã triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp ở tuần sinh hoạt chính trị đầu khoá. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục như: Tuần sinh hoạt chính trị đầu khoá, Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024.

Bên cạnh đó, dự kiến trung tuần tháng 10 nhà trường tổ chức toạ đàm  giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học, bằng cách mời doanh nhân thành đạt chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với học sinh, sinh viên toàn trường. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho viên chức, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

Giờ thực hành của sinh viên.

Thầy Huỳnh Minh Hiếu nhấn mạnh: “Xác định khởi nghiệp cho sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm nên khi bước vào năm học mới, các buổi sinh hoạt đầu khoá là thời gian để sinh viên dần tiếp cận và cập nhật những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp khi bước vào giảng đường đại học. Khi triển khai kế hoạch năm nay, chúng tôi cũng hết sức quan tâm đến vấn đề nâng cao tinh thần khởi nghiệp, tự tạo việc làm của sinh viên, từ đó, lan toả phong trào khởi nghiệp được triển khai trong nhà trường. Phải làm sao mỗi năm đều có điểm khác, thu hút sự quan tâm của sinh viên, để làm sao khởi nghiệp đảm bảo cả về chất lượng và số lượng”.

Tại Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 23/8/2024 của UBND tỉnh Cà Mau về triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024 cũng đưa ra nhiều giải pháp thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Đặc biệt, nhấn mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Sự chủ động trong công tác định hướng nghề nghiệp cho người có nhu cầu, các chương trình khởi nghiệp tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với những đam mê, rèn luyện kỹ năng, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là bước đà quan trọng đánh thức tiềm năng, giúp sinh viên thấy được thế mạnh bản thân và nuôi dưỡng đam mê, sở trường để tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp trên con đường chinh phục ước mơ tương lai./.

Hằng My

 

 

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.