ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-6-25 19:21:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoàn thành chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Báo Cà Mau Sau 2 tháng triển khai, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả công lập và tư nhân) trên địa bàn tỉnh, nhất là phát huy được vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng, Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID” đã đạt, vượt mục tiêu đề ra.

Với phương châm hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, các đơn vị, địa phương đã hướng dẫn, cài đặt SSKÐT trên VNeID cho 425.399 người, đạt 112,66% kế hoạch. Ðiển hình các địa phương như: huyện Ngọc Hiển đạt 121,05%, Phú Tân đạt 101,30%; các cơ sở y tế như: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đạt 55,54%, Trung tâm Y tế TP Cà Mau 53,66%, Trung tâm Y tế huyện U Minh 48,16%, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình 47,41%...

Trước khi thực hiện chiến dịch, theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, toàn tỉnh chỉ có 173.684/1.527.273 người tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID, đạt 11,37%, xếp thứ 54 cả nước.

Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng thực hiện hoàn thành chiến dịch, tính đến ngày 24/4, tỉnh Cà Mau có 291.175/1.527.273 người tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID, đạt 19,01%, xếp thứ 41 cả nước; tăng 117.491 người tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID, tương đương tăng 7,64% và nhảy 13 bậc trên bảng xếp hạng cả nước.

Các đơn vị, địa phương cùng tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Các đơn vị, địa phương cùng tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Bà Lê Thị Kim Chung, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phấn khởi: “Thông qua chiến dịch này, người dân được tuyên truyền, hướng dẫn tích hợp, sử dụng SSKÐT trên ứng dụng VNeID. Qua đó, giúp người dân tự theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình, từ đó chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Ðồng thời, sử dụng giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám thông qua ứng dụng VNelD một cách dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà”.

Ðể đạt được kết quả này, ngay từ đầu triển khai chiến dịch, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện. Trong đó, Sở Y tế đã triển khai đồng loạt trong hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh, kể cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân, đồng thời chỉ đạo các phòng y tế huyện, thành phố triển khai, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh: công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn quản lý thực hiện chiến dịch.

Công an tỉnh đã xây dựng clip hướng dẫn người dân tự thực hiện việc tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID và tổ chức tập huấn cho 4.097 người của 883/883 tổ công nghệ số cộng đồng về quy trình, nghiệp vụ thực hiện tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID; phân công 2 đầu mối hỗ trợ UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chiến dịch cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số trường hợp người dân chưa cài đặt VNeID mức độ 2; công dân trong độ tuổi quy định để tích hợp SSKÐT hiện vắng mặt tại địa phương nhiều, gây khó khăn trong việc hướng dẫn tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID...

“Công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chiến dịch của một số đơn vị mất khá nhiều thời gian. Do đó, sau 2 tuần triển khai, tỷ lệ người dân được hướng dẫn, cài đặt SSKÐT trên VNeID còn thấp, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến dịch của đơn vị. Người đứng đầu một số đơn vị chưa thật sự quan tâm, quyết tâm, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên, chưa có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện chiến dịch đạt hiệu quả; thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở; chưa kịp thời xử lý những trường hợp làm chậm trễ”, bà Lê Thị Kim Chung đánh giá.

Việc tích hợp SSKÐT góp phần số hoá công tác khám, chữa bệnh, người dân dễ dàng quản lý sức khoẻ của chính mình.

Việc tích hợp SSKÐT góp phần số hoá công tác khám, chữa bệnh, người dân dễ dàng quản lý sức khoẻ của chính mình.

Ngoài ra, một số đơn vị có tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID đạt thấp, như huyện U Minh, Cái Nước, Năm Căn... và tỷ lệ tích hợp của ngành y tế chưa đạt mục tiêu đề ra.

Cụ thể, theo ngành y tế, trước khi bắt đầu triển khai chiến dịch, số lượng người được hỗ trợ tích hợp SSKÐT trên  VNeID chỉ 497/8.907 số lượt khám, đạt 5,58%. Sau 2 tháng triển khai, số lượng người được hỗ trợ tích hợp SSKÐT trên VNeID tại các cơ sở khám chữa bệnh đã tăng 101.735 người/ 538.229 số lượt khám, đạt 18,9%. Tuy tỷ lệ có tăng nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Ông Nguyễn Tấn Lực, Phó giám đốc Sở Y tế, lý giải: “Mặc dù ngành y tế đã nỗ lực, tích cực triển khai thực hiện nhưng kết quả chưa đạt chỉ tiêu đề ra (tối thiểu 40%), do nhiều yếu tố khách quan. Trong đó, các cơ sở khám chữa bệnh chưa được cấp tài khoản quản trị hệ thống để theo dõi, đánh giá, kiểm tra dữ liệu SSKÐT và dữ liệu khám chữa bệnh liên thông; không thể truy cập hệ thống VNeID để trích xuất số liệu; thiếu nhân lực để tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào app VNeID, khi bệnh nhân đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh... Ngoài ra, nhiều trường hợp đến khám bệnh đã được tích hợp SSKÐT ở các địa phương trong chiến dịch này, nên tỷ lệ ghi nhận thấp”.

Một cái khó nữa là, nhiều trường hợp người dân không sử dụng điện thoại thông minh, đặc biệt là những người lớn tuổi nên không thể thao tác tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID. Nhiều trường hợp người dân quên mật khẩu khi đăng nhập vào các tiện ích trên dứng dụng VNeID dẫn đến khó khăn trong quá trình hướng dẫn cài đặt. Một số trường hợp người dân chưa cài đặt VNeID mức độ 2; trên ứng dụng VNeID không hỗ trợ bảo hiểm y tế của sĩ quan quân đội và thân nhân của quân nhân...

"Dù vậy, có thể thấy, chiến dịch đã góp phần tăng tỷ lệ người dân tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID, góp phần số hoá công tác quản lý, khám, chữa của ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân", bà Lê Thị Kim Chung nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

Số hoá bệnh án - Nền tảng y tế thông minh

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, ngành y tế Cà Mau có những bước chuyển mình đáng ghi nhận. Trong đó, việc triển khai bệnh án điện tử (BAÐT) không chỉ là giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ bệnh nhân mà còn góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng cường sự kết nối trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, tiến tới hiện đại và đồng bộ hoá ngành y tế, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền y tế thông minh trong thời đại số.

Chia sẻ kinh nghiệm vận hành bệnh án điện tử

Sáng ngày 29/5, Sở Y tế tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bệnh viện, trung tâm y tế về việc triển khai, vận hành bệnh án điện tử.

Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng cần hành động cụ thể

Về đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số (CÐS) trong các cơ quan Ðảng, đồng chí Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh, cần có hành động cụ thể.

Tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI cho đoàn viên, thanh niên

Chiều nay (21/5), Ban Thường vụ Đoàn Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức buổi tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho đoàn viên, thanh niên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Hoàn thành chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Sau 2 tháng triển khai, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả công lập và tư nhân) trên địa bàn tỉnh, nhất là phát huy được vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng, Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID” đã đạt, vượt mục tiêu đề ra.

Từ “Nha bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Ðảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số (CÐS), mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và CÐS mang lại.

Tạo xung lực mới, đột phá mới

“Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một bước ngoặt quan trọng; là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính chiến lược và cách mạng, tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CÐS) để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ðây cũng là động lực chính, là xương sống của công cuộc hiện đại hoá, góp phần hiện thực hoá khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao”, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

Nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới

Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Xây dựng nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới gắn với tinh thần Nghị quyết 57 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà tỉnh Cà Mau đang quyết tâm dồn sức thực hiện.

Lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tiềm năng phát triển, với tinh thần cả hệ thống chính trị thống nhất trong nhận thức và hành động, coi đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Với nền tảng và tiềm năng hiện có, TP Cà Mau được kỳ vọng là đơn vị tiên phong và truyền lửa trong thực hiện đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS. Từ đó, tạo động lực và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.