ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:55:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Báo Cà Mau Ngày 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Nghị quyết Trung ương 8) khóa XIII theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với trên 16.000 điểm cầu, hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên các cấp tham dự. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trương Thị Mai.

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Cà Mau.

Tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Người đứng đầu Nhà nước khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng, nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đại đoàn kết dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với đó là các nhiệm vụ, giải pháp và quyết tâm chính trị, sự thống nhất đồng lòng của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và Nhân dân tổ chức thực hiện.

Các đại biểu tại điểm cầu Cà Mau nghe Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng quán triệt chuyên đề: Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; tạo điều kiện để Nhân dân được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo đó, Việt Nam đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân hoá xã hôi, bảo đảm an sinh cho Nhân dân trong quá trình phát triển. Đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân; động viên sự tham gia tích cực của Nhân dân, doanh nghiệp; khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường; phát huy truyền thống tương thân tương ái; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dự hội nghị tại điểm cầu Cà Mau, có các đồng chí nguyên bí thư, nguyên phó bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và cán bộ chủ chốt toàn tỉnh. 

Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày chuyên đề: Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việt Nam giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, thường xuyên của Nhà nước, phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện phương châm dựa vào sức mạnh của Nhân dân, “dân là gốc”, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hoá tốt đẹp, sức mạnh con người Việt Nam; “thế trận lòng dân” vững chắc, yên dân; phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt chuyên đề: Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Xác định xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp “Nguyên khí quốc gia” và phát triển bền vững; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội. Chú trọng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước, có cơ chế, chính sách đột phá thu hút, trọng dụng trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, chuyên gia đầu ngành và nhân tài của đất nước; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh:“Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khoá XIII là hết sức quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, tác động trực tiếp, toàn diện đến nhận thức, tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về những vấn đề hệ trọng của đất nước trong bối cảnh hiện nay. Toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội nghiêm túc tiếp thu tinh thần nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết thường xuyên, liên tục, gắn với vị trí, trách nhiệm công tác, từ đó không chỉ nắm mà còn hiểu nghị quyết, từ đó góp phần triển khai đưa nghị quyết vào thực tiễn đời sống”.

Đồng thời, đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu: “Cần tiếp tục tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 sâu rộng, lan toả, hiệu quả; nêu cao vai trò trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội. Không để tình trạng nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết “đầu voi, đuôi chuột”; phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc về hiệu quả thực hiện Nghị quyết một cách thực chất, thực sự”. 

Quốc Rin

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Chung một niềm tin, ý chí hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, Nhân dân cả nước nghiêng mình tưởng nhớ, tiếc thương sự ra đi của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biến sự mất mát, đau thương thành hành động, tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trong cả nước ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Di sản 6 thập kỷ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Như một người ruột thịt đi xa

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…

Tạo nguồn nhân lực trẻ cho Ðảng

Công tác phát triển đảng viên trong học sinh là một trong những nhiệm vụ được Ðảng bộ huyện U Minh quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.

Từ ‘vườn ươm’ của Bác, những ‘hạt giống đỏ’ vươn mình phụng sự Tổ quốc

Từ “vườn ươm” đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác.

Một số cuốn sách tiêu biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước.

Học Bác - Dùng người đúng việc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn:“Dụng nhân như dụng mộc”. Người thường nói: "Ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong tuỳ chỗ đều dùng được”. Phương pháp dụng nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc. Khắc ghi lời dạy của Người, các phòng, ban, ngành và trường học trên địa bàn huyện Cái Nước đã bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, phát huy hiệu quả trong công việc.