ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 00:32:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hơn 27% tai nạn giao thông do người đi bộ

Báo Cà Mau (CMO) Người đi bộ vi phạm các quy tắc giao thông là thực trạng đã và đang diễn ra khá phổ biến. Các hành vi này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Bằng cho biết, trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5 người, bị thương 9 người. Qua phân tích nguyên nhân xảy ra TNGT cho thấy, đa phần tai nạn xảy ra đều liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông. Ngoài việc chuyển hướng sai quy định, điều khiển phương tiện quá tốc độ, thì việc người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông chiếm 27,3% nguyên nhân gây TNGT.

Thực tế cho thấy, việc người đi bộ đi không đúng phần đường, đi xuống lòng đường, trèo qua dải phân cách để sang đường, thậm chí qua đường nhưng không theo tín hiệu đèn giao thông... là những hình ảnh khá phổ biến và nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Thời gian qua, người đi bộ vi phạm các quy tắc giao thông diễn ra khá phổ biến.

Câu hỏi đặt ra là vì sao người đi bộ lại thường xuyên vi phạm các quy tắc giao thông. Có ý kiến cho rằng, người đi bộ vi phạm các quy tắc giao thông là do ý thức và sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế, cả sự chủ quan. Thêm vào đó, việc người dân đi không đúng phần đường dành cho người đi bộ còn do tình trạng lấn chiếm hè phố kéo dài, chưa được xử lý triệt để. Lối đi bị lấn chiếm, nên người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Ghi nhận thực tế tại TP Cà Mau, hiện tại hạ tầng hè phố tại nhiều nơi chưa được hoàn chỉnh, đầu tư chưa đồng bộ nên không đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi bộ. Ðơn cử một số nơi tại Phường 2, hè phố dành cho người đi bộ được quy định từ vạch kẻ chưa đến 50 cm, nên việc đi lại của người dân rất bất tiện. Trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Phường 9, gần như không có vỉa hè dành riêng cho người đi bộ, nên bất đắc dĩ họ phải đi xuống lòng đường.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Ðoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, Ðiều 9, Ðiều 47, Nghị định 100/2019/NÐ-CP quy định rõ, người đi bộ cần lưu ý thực hiện tốt các quy tắc giao thông như: Không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; nếu không có các tín hiệu giao thông thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.

"Trường hợp vi phạm các quy tắc nêu trên, người đi bộ có thể bị phạt từ 60.000-100.000 đồng. Người đi bộ nếu đi sai luật, không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ nếu đi sai luật và là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị phạt tù từ 7-15 năm", Luật sư Tuấn cho biết thêm.

Quy định đã có, nhưng việc áp dụng không mang lại hiệu quả trong thực tế. Việc xử lý gặp nhiều vấn đề như người vi phạm không mang theo giấy tờ tuỳ thân, lần đầu vi phạm, lực lượng làm nhiệm vụ còn mỏng, nên việc xử lý chưa kịp thời...

Thiếu tá Ngô Hoàng Lil, Phó đội trưởng Ðội Cảnh sát giao thông và trật tự, Công an TP Cà Mau, cho biết, thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát vẫn ghi nhận trường hợp người đi bộ vi phạm các quy tắc giao thông. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên lực lượng làm nhiệm vụ không xử phạt vi phạm hành chính, mà thay vào đó là tuyên truyền, nhắc nhở  không được tái phạm.

"Thiết nghĩ, để hạn chế các nguyên nhân gây mất trật tự ATGT và giảm TNGT liên quan đến người đi bộ, thời gian tới, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo. Các hoạt động tuyên truyền vẫn hướng vào việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham giao giao thông và kỹ năng tham gia giao thông cho người đi bộ. Cảnh báo các nguy cơ gây TNGT và các biện pháp phòng tránh tai nạn khi đi bộ. Thêm vào đó, hạ tầng giao thông cần được đầu tư đồng bộ, hè phố thông thoáng để tạo không gian thuận tiện cho người đi bộ", Thiếu tá Lil đề xuất./.

 

Văn Ðum

 

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.