ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-12-23 13:15:30

Hơn 300 diễn viên, vận động viên tham gia Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc

Báo Cà Mau Từ ngày 10-12/11, tại huyện Đầm Dơi, Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2023 sẽ diễn ra với sự tham gia của trên 300 diễn viên, vận động viên.

Do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Đầm Dơi tổ chức, liên hoan là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930-18/11/2023) và kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963-2023).

Tại liên hoan lần này, trên 300 diễn viên, vận động viên đến từ 7 đơn vị sẽ tranh tài các môn thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền, bóng đá, nhảy bao bố; thi diễn các tiết văn nghệ đặc sắc, đặc trưng của các dân tộc.

Các môn thể thao, trò chơi dân gian khởi tranh từ sáng 10/11. (Trong ảnh: Trận bóng chuyền giữa 2 đội Đầm Dơi và Thới Bình diễn ra gay cấn).

Tối 10/11, phát biểu khai mạc Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2023, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh, trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc tỉnh Cà Mau, bên cạnh những nét vừa riêng lại vừa chung, từng dân tộc vẫn gìn giữ, bảo tồn những nét đặc trưng tiêu biểu của mình, tạo sự giao thoa, hoà quyện, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của cả cộng đồng dân cư nơi vùng đất cực của Nam Tổ quốc.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng phát biểu khai mạc liên hoan. 

"Chính những nét vừa riêng lại vừa chung đó đã tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng nhưng thống nhất trong đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân", ông Trần Hiếu Hùng khẳng định.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng tặng hoa Ban giám khảo.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm các đơn vị tham gia liên hoan.

Liên hoan văn nghệ diễn ra từ tối 10/11. (Trong ảnh: Tiết mục dự thi của đơn vị Đầm Dơi).

Liên hoan nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc, biểu dương phong trào xây dựng nông thôn mới của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh; giới thiệu tiềm năng về văn hoá, những nét đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc trong tỉnh. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm./.

Huỳnh Lâm

Giọng của sắc màu

Lật giở từng trang sách ảnh “Giọng của sắc màu”, thưởng thức trọn vẹn mới thấy hết sự kỳ công qua từng tác phẩm. Ðó là tập hồi ký về một hành trình dài của sự sáng tạo, phải nhọc nhằn, bền bỉ và tinh tế lắm thì đôi vợ chồng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trương Hoàng Thêm và Ðỗ Thuỳ Mai mới bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên, con người, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chạm sâu cảm xúc.

Toả sáng nhiều tài năng tài tử, cải lương

Đêm chung kết xếp hạng và công diễn Hội thi Tài năng tài tử - cải lương tỉnh Cà Mau 2023 đã diễn ra sôi nổi vào tối 28/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Bản sắc vùng cao

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Ngọc Thắng sinh năm 1989, sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Lai Châu.

Ðèn vẫn sáng trên sân khấu

Nằm cạnh Quảng trường Hùng Vương, Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu, luôn nhận được sự chú ý của nhiều người, nhất là vào buổi tối, khi thành phố lên đèn. Người ta quan tâm đến nhà hát không chỉ vì lối kiến trúc độc đáo (hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam), mà còn bởi những hoạt động đã và đang diễn ra ở đây.

Giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Nằm trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (23/11/1963-23/11/2023), tối 21/11, tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, Đoàn Cải lương Hương Tràm phối hợp với Đoàn Văn công Quân khu 9 tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật phục vụ hơn 400 khán giả.

Văn hoá Bắc Bộ đậm nét trong "Người vợ cuối cùng"

Sau hơn 10 ngày chính thức khởi chiếu, bộ phim "Người vợ cuối cùng" của Ðạo diễn Victor Vũ cán mốc doanh thu 70 tỷ đồng. Tác phẩm này được công bố sẽ phát hành tại Mỹ, Úc và New Zealand vào tháng 12.

Lưu lại vẻ đẹp quê hương

Nguyễn Ðình Quang sinh năm 1978, tại tỉnh Bình Ðịnh, hiện là giảng viên Trường Ðại học Gia Ðịnh; sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới (TP Hồ Chí Minh).

Hơn 300 diễn viên, vận động viên tham gia Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc

Từ ngày 10-12/11, tại huyện Đầm Dơi, Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2023 sẽ diễn ra với sự tham gia của trên 300 diễn viên, vận động viên.

Cảnh sắc vùng biên

Tác giả Lâm Trọng Tây sinh ra và lớn lên ở An Giang. Với công việc chính là kinh doanh, thường xuyên đi đây đó, anh bắt gặp nhiều cảnh đẹp, nét văn hoá tâm linh độc đáo cùng những khoảnh khắc đẹp của người dân trong lao động sản xuất miền biên viễn, nơi có dòng Sông Tiền, Sông Hậu chảy qua, rừng tràm Trà Sư xanh mát, cánh đồng lúa Tà Pạ mênh mông, Thất Sơn hùng vĩ, có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi... Ðể lưu giữ lại những hình ảnh đó, ban đầu anh chụp bằng điện thoại, rồi dần dần thích thú, bén duyên với nhiếp ảnh vào khoảng năm 2015. Ðề tài chính là phong cảnh và đời thường, đa phần tác phẩm của anh thể hiện nét đẹp yên bình cảnh sắc vùng biên tỉnh An Giang.

Cần tiếp sức cho cải lương về sử Việt

Trước đây, cải lương tuồng cổ thường diễn các tuồng tích từ Trung Quốc (cải lương Hồ Quảng). Sau năm 1975, Ðoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ mới dàn dựng các vở diễn từ lịch sử Việt Nam như: "Tô Hiến Thành xử án", "Câu thơ yên ngựa", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Mặt trời đêm thế kỷ", "Bức ngôn đồ Ðại Việt"... càng khẳng định sức hút của cải lương tuồng cổ. Từ đó, hình tượng những nhân vật lừng lẫy trong lịch sử như: Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ... được khắc hoạ trên sân khấu, thổi hồn cho nhân vật gần gũi hơn với nhiều đối tượng khán giả.