ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:00:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng đến Kho bạc số

Báo Cà Mau Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

Ông Dương Hữu Tảng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, phấn khởi: "Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương phục vụ tốt điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN), KBNN tỉnh còn đẩy mạnh công tác CCHC, chuyển đổi số, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN, giải quyết tốt các công việc nội bộ, góp phần hướng đến Kho bạc số năm 2030”.

Trên cơ sở ứng dụng CNTT và chia sẻ thông tin, dữ liệu điện tử, KBNN tỉnh đã thực hiện đơn giản hoá về hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) và nội dung kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian giải quyết. Ðồng thời, công bố, công khai, cập nhật, niêm yết kịp thời 11 TTHC thuộc lĩnh vực KBNN. Theo đó, hướng dẫn, giải thích, cung cấp các thông tin về TTHC cho cá nhân, tổ chức có giao dịch với hệ thống KBNN Cà Mau để đảm bảo việc thực hiện TTHC được thuận lợi.

Nhân viên KBNN Cà Mau tăng cường ứng dụng CNTT, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hình thành Kho bạc số.

Nhân viên KBNN Cà Mau tăng cường ứng dụng CNTT, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hình thành Kho bạc số.

KBNN tỉnh còn hiện đại hoá thu NSNN, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu nộp, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, phục vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết TTHC theo lộ trình hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính. Hiện nay, KBNN tỉnh cung cấp 100% TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hầu hết các khoản thu, chi NSNN qua KBNN được thực hiện trực tuyến, thanh toán qua ngân hàng.

Ðến nay, KBNN tỉnh đã mở rộng mạng lưới phối hợp thu với 12 ngân hàng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức nộp thuế. Triển khai hoàn thuế điện tử, truyền, nhận thông tin hoàn trả NSNN điện tử giữa Tổng cục Thuế và KBNN, nhằm cải cách TTHC và hiện đại hoá công tác thu NSNN trên địa bàn. Ðược biết, thu ngân sách năm 2024 do ngành thuế quản lý trên 5.800 tỷ đồng; số thu qua ngân hàng chiếm gần 100% số thu NSNN.

Ðơn vị xác định rõ trách nhiệm của mỗi công chức trong từng quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC và việc giải quyết kịp thời, đúng hạn TTHC theo thẩm quyền được gắn với trách nhiệm của từng cá nhân trong thực hiện các quy trình về giải quyết TTHC. Theo đó, tổng số hồ sơ nhận giải quyết năm 2024 là 308.503 hồ sơ (số mới tiếp nhận trực tuyến là 292.738 hồ sơ). Kết quả, đã giải quyết 308.503 hồ sơ; trong đó, số hồ sơ trả đúng hạn là 308.421 hồ sơ, số hồ sơ trả quá hạn là 82 (nguyên nhân chủ yếu do cuối năm lượng hồ sơ cao, hệ thống đường truyền chậm).

Hệ thống KBNN tỉnh tăng cường ứng dụng CNTT, từng bước hình thành Kho bạc số. Hiện cơ sở hạ tầng CNTT của KBNN tỉnh (hệ thống máy chủ, máy trạm, trung tâm dữ liệu...) được đầu tư và phát triển đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá. Hệ thống an toàn CNTT của đơn vị theo chuẩn thông lệ quốc tế; chính sách an toàn bảo mật thông tin được xây dựng, triển khai, qua đó đã hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn thông tin, giúp các hệ thống ứng dụng CNTT của KBNN tỉnh hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Ðồng thời, số hoá các nghiệp vụ thuộc KBNN và cung cấp dữ liệu mở về tài chính - NSNN thông qua việc nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc, các hệ thống liên quan thành Hệ thống thông tin ngân sách và kế toán Nhà nước số dựa trên công nghệ hiện đại, cho phép cung cấp các dịch vụ số, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn có khả năng truy cập, khai thác thông tin rộng rãi.

Kho bạc Nhà nước tỉnh khuyến cáo các đơn vị sử dụng ngân sách tiếp tục sử dụng chương trình cảnh báo rủi ro của KBNN trên thiết bị di động để giám sát các khoản chi NSNN của đơn vị; kịp thời phát hiện, thông báo cho KBNN các khoản chi bất thường và chấp hành nghiêm các quy định về quản lý chứng thư số. Kết quả, toàn tỉnh có 100% đơn vị giao dịch đã cài đặt sử dụng.

Cùng với đó, vận hành thông suốt Hệ thống TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và các chương trình ứng dụng khác; Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán liên kho bạc điện tử, thanh toán song phương điện tử, dịch vụ công trực tuyến... góp phần nâng cao thao tác, khả năng truy vấn, khai thác tốt báo cáo, tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Phối hợp tốt với đơn vị khai thác tiện ích, xử lý hồ sơ chứng từ trên môi trường mạng của dịch vụ công trực tuyến KBNN cũng như các phần mềm ứng dụng khác hiệu quả, góp phần hiện đại hoá hệ thống KBNN tỉnh./.

 

Hồng Nhung

 

Gỡ khó về hoá đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ðã hơn nửa tháng kể từ ngày triển khai thực hiện Nghị định 70/2025/NÐ-CP (Nghị định 70) ngày 20/3/2025 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 123/2020/NÐ-CP về áp dụng hoá đơn điện tử (HÐÐT) đối với hộ kinh doanh; bên cạnh sự đồng thuận, không ít hộ kinh doanh còn gặp khó khăn khi thực hiện quy định này.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

CTV Chuyển đổi số

“Nhờ chuyển đổi số, CTV đã đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất. Ðồng thời, thông qua tương tác hai chiều trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số cũng làm cho người làm báo và công chúng xích lại gần nhau, hiểu nhau nhiều hơn”. Ðánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua, Nhà báo Phạm Thanh Phong, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV), đã nhấn mạnh như vậy.

Báo Cà Mau với “dòng chảy” báo chí đa phương tiện, đa nền tảng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã định hình lại thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Cà Mau nói riêng đang chứng kiến một cuộc cách mạng sâu sắc về phương thức truyền tải thông tin trên không gian mạng. Xu hướng sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng đã trở thành tất yếu khách quan. Ðể duy trì sự phát triển bền vững và thu hút độc giả trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, Báo Cà Mau không thể đứng ngoài cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này.

Toà soạn hội tụ xu hướng phát triển của báo chí hiện đại

Mạng Internet ra đời và phát triển khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện báo chí truyền thông thay đổi mạnh mẽ. Ðặc biệt, với sự phát triển của truyền thông xã hội đã khiến “con đường” siêu cao tốc bao quanh trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu hội tụ với nhau. Trong bối cảnh đó, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới. Do vậy, việc xây dựng các toà soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí.

Báo Cà Mau trong kỷ nguyên báo chí số

Trong kỷ nguyên số, báo chí đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có. Truyền thông truyền thống dần nhường chỗ cho báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các hình thức tương tác số hoá. Báo Cà Mau - Cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau không nằm ngoài tiến trình ấy. Ðể tồn tại và phát triển trong môi trường báo chí số, Báo Cà Mau cần có những định hướng và giải pháp chiến lược toàn diện, vừa giữ vững vai trò tuyên truyền, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh, linh hoạt và đa chiều của công chúng hiện đại.

Phát thanh - truyền hình - Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên báo chí số

Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của khán giả đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho các đài phát thanh - truyền hình, bao gồm khả năng tiếp cận khán giả rộng lớn hơn, tạo ra các nguồn doanh thu mới và tăng cường tương tác với người xem. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, sự suy giảm doanh thu quảng cáo truyền thống và nhu cầu thích ứng liên tục với những tiến bộ công nghệ.

Lãnh đạo thích ứng với làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI)

Đó là nội dung được quan tâm tại toạ đàm “Lãnh đạo thích ứng với làn sóng AI” được chuyên gia công nghệ hàng đầu - ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, truyền tải vào chiều 18/6 cho hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Chiều nay (18/6), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng Bình dân học vụ số tỉnh Cà Mau theo hình thức trực tiếp và trực tuyến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây là một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong công cuộc xây dựng xã hội học tập số.