ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 04:27:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hưởng ứng ngày quốc tế Người cao tuổi 1/10: Phát huy vai trò “tuổi cao gương sáng”

Báo Cà Mau Phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng” được phát động rộng rãi trong hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau và có sức lan toả mạnh mẽ, thu hút nhiều hội viên tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình NCT tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, là những tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.

Phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng” được phát động rộng rãi trong hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau và có sức lan toả mạnh mẽ, thu hút nhiều hội viên tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình NCT tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, là những tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.

Người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Gia đình ông Nguyễn Văn Em, 66 tuổi (ấp Rạch Ruộng C, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời) được nhiều người biết không chỉ bởi ông bà “khéo” trong nuôi dạy con cái mà còn là điển hình NCT tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế.

Nuôi tôm - cua theo hình thức quảng canh cải tiến mang lại lợi nhuận cho gia đình ông Nguyễn Văn Em (ấp Rạch Ruộng C, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời) trên 120 triệu đồng/năm.

Là một trong những NCT thành công nhờ thực hiện mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến với mức lãi từ 120-130 triệu đồng/năm, nhưng ít ai ngờ rằng khởi nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Em chỉ từ 2 bàn tay trắng. Năm 1976, gia đình ông từ Bến Tre về Khánh Lộc lập nghiệp. Nhờ nhanh nhẹn, nhạy bén nên sau hơn 1 năm, từ chỗ phải đi làm thuê ông đã tích góp mua được xuồng máy và chuyển sang buôn bán hàng bông từ Cà Mau về Khánh Lộc. Ðến năm 1979, khi Nhà nước có chủ trương giao khoán đất, ông nhận được 3 ha đất nông nghiệp. “Tiếng là có đất nhưng do đất trũng, nhiễm phèn nên vụ lúa không đủ nuôi nổi gia đình với 9 miệng ăn”, ông Em nhớ lại.

Không đầu hàng khó khăn, khi Nhà nước có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông mạnh dạn chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang thực hiện và thành công mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến năng suất cao. 1 ha ông thả 1 vụ tôm, 1 vụ cua, diện tích còn lại nuôi tôm thâm canh. Ông cho biết: “Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Bởi khi thực hiện mô hình này, tôi luôn áp dụng kỹ thuật chăm sóc tôm từ khi thả nuôi đến thu hoạch, tránh được rủi ro, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Mỗi vụ tôm quảng canh, ông thu về trên 75 triệu đồng cộng với thu nhập vụ cua từ 30-40 triệu đồng. 

7 người con của ông được sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng vợ chồng ông đều cho các con “đổi đời” từ cái chữ. Hiện tại, 7 người con của ông chỉ có người thứ 3, thứ 4 làm kinh tế, những người còn lại đều là giáo viên, dược sĩ, bác sĩ, cán bộ. Ông Nguyễn Văn Em vui vẻ bộc bạch: “Ở tuổi này, thấy các con thành đạt, kinh tế ổn định, tôi yên tâm và dành thời gian, sức lực còn lại tham gia công tác ở địa phương và vận động bà con xung quanh cùng thực hiện mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến năng suất cao”. 

Tiên phong hiến đất xây trường

Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình mà nhiều NCT còn tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, đóng góp xây dựng các công trình an sinh xã hội. Ðiển hình như NCT trên địa bàn xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước tiên phong thực hiện phong trào hiến đất xây dựng trường học. 

Dù kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng khi có chủ trương xây dựng trường học, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ (ấp Kinh Tư) tự nguyện hiến 4.372 m2 đất vườn để Nhà nước xây dựng Trường THCS Hoà Mỹ. Ông Mỹ cho biết: “Khi chia tách xã, thấy chuyện tìm chữ của các cháu quá vất vả nên tôi bàn với gia đình hiến toàn bộ diện tích, chỉ chừa lại khoảng 800 m2 đất để làm nhà ở”. Là đảng viên, lại là người lính Cụ Hồ nên ông nhủ mình phải tiên phong gương mẫu để hội viên noi theo và để giáo dục con cháu. “Giờ đây, ngày ngày thấy các cháu đến trường bằng xe đạp, quần áo tươm tất, sạch sẽ, tôi vui lắm”, cười thật tươi, ông Nguyễn Văn Mỹ chia sẻ.

Chuyện hiến đất xây dựng Trường Tiểu học Hoà Mỹ 1, Trường Mầm non Tuổi Thơ của ông Nguyễn Xuân Hồng cũng với tâm niệm “để các cháu không bị thất học vì không có trường”. Sau khi bàn bạc với gia đình, ông Hồng hiến 2 lần hơn 7.000 m2 đất mà không đòi hỏi sự hỗ trợ nào từ phía Nhà nước. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ Hà Phương Ðông, các điểm trường trên địa bàn xã 100% đều do dân góp đất xây dựng với diện tích 10,3 ha. Sự đóng góp này đã trở thành phong trào tiêu biểu của NCT. NCT đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu thực hiện và vận động con cháu tự nguyện hiến đất, góp ngày công, tiền bạc cùng với địa phương giải quyết khó khăn về trường lớp. 

Hiệu trưởng Trường THCS Hoà Mỹ Phan Ðức Thành phấn khởi: “Nhờ phong trào hiến đất xây trường nên từ năm 2010 đến nay, các em học sinh không phải đi học xa nhà. Theo lộ trình đến năm 2016 trường sẽ được xây dựng đạt chuẩn quốc gia, đây sẽ là niềm tự hào để thầy, trò phấn đấu hơn nữa trong công tác dạy và học, xứng đáng với sự đóng góp và mong đợi của người dân địa phương”. 

Phát huy vai trò “Tuổi cao gương sáng”, NCT trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nêu gương sáng về đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị cũng như trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Họ chính là những cây cao bóng cả cho thế hệ trẻ noi theo./.

Bài và ảnh: Phương Lài

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).