ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 11:34:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em và ngày quốc tế thiếu nhi 1/6: Cùng chăm lo, bảo vệ trẻ em

Báo Cà Mau Sự quan tâm, hỗ trợ của cả cộng đồng là nguồn động viên giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt lên chính mình. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng các ngành đến thăm Làng trẻ SOS Cà Mau nhân Tháng Hành động vì trẻ em năm 2014).

“Bằng nhiều hình thức: trợ giúp, đỡ đầu, khám sức khoẻ, phẫu thuật miễn phí, tổ chức vui chơi giải trí, trẻ em ngày càng được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm hơn. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác truyền thông vận động cộng đồng giúp trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em là người dân tộc, trẻ sống trong gia đình nghèo được đảm bảo các quyền cơ bản theo quy định pháp luật”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Võ Hoàng Hiệp nhận định.

Theo thống kê của Sở LÐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có trên 347.500 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 27,5% dân số). Trong đó, hơn 4.900 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt theo 10 nhóm đối tượng của Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE). Trong những năm qua, công tác BVCSTE của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng: 98,67% trẻ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; hơn 85% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc; 90% trẻ đúng tuổi đi mẫu giáo. Việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể…

Huy động sự quan tâm của cộng đồng

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực như: thăm, tặng quà, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ sống trong gia đình nghèo nhân ngày lễ, Tết, Tháng Hành động vì trẻ em. Năm 2014, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động trên 3,7 tỷ đồng hỗ trợ trên 3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; phẫu thuật 33 ca bệnh tim với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng. Riêng năm 2015, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động, hỗ trợ trên 309 trẻ hoàn cảnh đặc biệt, đã phẫu thuật 33 ca khe sứt môi, hở hàm ếch. Ngoài ra, UBND tỉnh còn hỗ trợ trên 80 triệu đồng cho trẻ em bệnh tim bẩm sinh khám trước phẫu thuật.

Sự quan tâm, hỗ trợ của cả cộng đồng là nguồn động viên giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt lên chính mình. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng các ngành đến thăm Làng trẻ SOS Cà Mau nhân Tháng Hành động vì trẻ em năm 2014).

“Những kết quả trên minh chứng về những chuyển biến quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cả cộng đồng. Qua đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, hướng đến tạo cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ”, ông Võ Hoàng Hiệp phấn khởi.

Hiện nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng hiệu quả. Tại một số cơ quan, đơn vị đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác BVCSTE, điển hình như Liên đoàn Lao động tỉnh. Ông Huỳnh Minh Hiếu, Phó Chủ tịch LÐLÐ tỉnh, cho biết, để góp phần chia sẻ, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống công nhân, viên chức, người lao động (CNVC-NLÐ), nhiều năm qua, các cấp công đoàn quan tâm bằng nhiều việc cụ thể: tặng quà, hỗ trợ tiền, học bổng… Ðặc biệt là việc nhận chăm sóc, đỡ đầu cho học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học (LÐLÐ huyện Cái Nước, đỡ đầu 113 em); triển khai phong trào thi đua với chủ đề “Cộng đồng trách nhiệm vì an sinh xã hội” trong CNVC-NLÐ để mua tặng bảo hiểm y tế cho học sinh hoàn cảnh khó khăn (LÐLÐ huyện U Minh, 77 học sinh được tặng bảo hiểm). Vừa qua, LÐLÐ tỉnh đã đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng của Tổng LÐLÐ Việt Nam hỗ trợ 25 triệu đồng, kịp thời giúp bé Mai Bình An, 10 tháng tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh có thêm chi phí mổ lần 3. “Hiện nay, LÐLÐ tỉnh đang nỗ lực rà soát hoàn cảnh CNVC-NLÐ để có hướng hỗ trợ các gia đình trong việc BVCSTE, giảm nguy cơ trẻ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”, ông Huỳnh Minh Hiếu cho biết thêm.

Phát huy quyền trẻ em

Với rất nhiều nỗ lực trong công tác BVCSTE, song con số hơn 23.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là điều đáng e ngại, rất cần sự chung tay của nhiều thành phần trong xã hội. Do vậy, Tháng Hành động vì trẻ em đã trở thành hoạt động truyền thống được tổ chức rộng khắp, góp phần nâng cao trách nhiệm và huy động toàn xã hội thực hiện các hoạt động giúp đỡ, chăm lo trẻ em.

Năm 2015, với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, tháng hành động năm nay, Cà Mau hướng đến xây dựng chính sách bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em; trẻ em được nói lên tiếng nói của mình và được lắng nghe, xem xét, phản hồi các ý kiến thông qua hoạt động, chương trình thúc đẩy quyền trẻ em, tổ chức các diễn đàn cho trẻ. Trong đó có sự quan tâm nhiều hơn nữa đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Năm 2015, Cà Mau phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Cùng với đó, ngành LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc BVCSTE, phấn đấu 99% số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho trẻ lang thang, cơ nhỡ, tổ chức cho các trẻ hồi gia; tạo điều kiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật, trẻ nghiện ma tuý, trẻ bị ảnh hưởng và nhiễm HIV; đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm từng bước đáp ứng các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em.

“Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân là nguồn động viên để trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có thêm nghị lực vươn lên, hoà nhập cùng bạn bè để tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Mong rằng, gia đình và toàn xã hội cùng chung sức, chăm lo để tạo dựng cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”, ông Võ Hoàng Hiệp mong đợi.

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngày càng nhiều. Ðể giảm thiểu những tác động tiêu cực trên, rất cần sự chung tay, vào cuộc của nhiều cấp sở, ban, ngành liên quan, các đoàn thể, tổ chức và toàn xã hội chứ không thể chỉ có Sở LÐ-TB&XH hay Sở GD&ÐT thì hiệu quả sẽ không cao.

Trong việc nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cần chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các em, gia đình trong phòng tránh tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, cần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em bằng các hoạt động như kết nối, tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em được giao lưu, học tập. Cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ, chăm sóc bản thân và kỹ năng để phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn của trẻ./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.