ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 06:37:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huy động tổng lực để kéo giảm F0

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày qua, số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, đặc biệt trong ngày 14/12, Cà Mau ghi nhận đến hơn 1.000 ca nhiễm, đứng đầu cả nước; ngày 15/12 mắc mới thêm 1.072 ca. Số ca nhiễm tăng cao đột biến gây không ít tâm lý hoang mang, lo lắng trong người dân.

Để khống chế, không để dịch lây lan rộng trên địa bàn, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh, thực hiện nhiều biện pháp tổng lực kéo giảm F0, đây là mục tiêu lớn nhất; tăng cường tiêm ngừa đạt 100% đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Ðồng thời, tiêm chủng trẻ từ 11 tuổi trở xuống khi có chủ trương. Kiềm chế số đã nhiễm không chuyển nặng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Ðồng thời, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định về phòng, chống dịch để mỗi người tự ý thức trách nhiệm với bản thân mình, người thân trong gia đình mình và với cộng đồng.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (thứ hai, từ phải sang), kiểm tra công tác điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 đặt tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh. Ảnh: HỒNG NHUNG

- Ông có nhận định như thế nào về tình hình cũng như những nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn?

Ông Nguyễn Minh Luân:Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, nguyên nhân số ca nhiễm tăng cao chủ yếu chính là sự lơ là, chủ quan của người dân, không thực hiện quy định, nhất là 5K, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, tập trung đông người. Trong đó, có cả một bộ phận đảng viên và một số ít cấp uỷ, chính quyền địa phương, người đứng đầu chưa thật sự nghiêm túc.

Cùng với đó, sự thay đổi trong chỉ đạo của Trung ương và địa phương về “Thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất”, nới lỏng việc đi lại, giao lưu buôn bán, kinh doanh nên số ca lây nhiễm tăng nhanh trong cộng đồng.

Tiến độ tiêm vắc-xin vẫn chưa phủ khắp. Hiện nay toàn tỉnh phủ mũi 1 trên 97%, mũi 2 đạt 89%. Như vậy, còn hơn 2% chưa tiêm mũi nào, đối tượng từ 11 tuổi trở xuống chưa có chủ trương tiêm. Ðó cũng là lý do những ngày gần đây, đối tượng nhiễm dưới 11 tuổi khá nhiều, người bệnh nền chưa tiêm cũng tăng.

Ngoài ra, do cơ sở y tế, năng lực của đội ngũ nhân viên y tế còn hạn chế, một số chưa đáp ứng được yêu cầu trong xét nghiệm, điều trị. UBND tỉnh đã chỉ đạo chấn chỉnh vấn đề này. Công tác kiểm tra nhắc nhở, xử phạt, nhất là những người không chấp hành tốt các quy định, cố tình vi phạm, chống đối còn hạn chế, mặc dù đã tăng cường nhưng chưa thật sự quyết liệt.

Điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng là tiêm chủng toàn dân.

- Ðể kiểm soát tình hình dịch bệnh đang tăng cao, những giải pháp sắp tới của Cà Mau như thế nào, xin ông cho biết thêm?

Ông Nguyễn Minh Luân: Có nhiều giải pháp nhưng tập trung 7 giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi người dân vẫn là điều quan trọng nhất. Có những người nghĩ rằng, đã tiêm 2 mũi rồi thì không sợ lây nhiễm, những quan điểm sai lầm như vậy cần phải điều chỉnh. Hạn chế thấp nhất tình trạng tập trung đông người, tiệc tùng, bởi chỉ cần một người trong đó nhiễm sẽ lây lan nhanh.

Thứ hai là phải thay đổi cách chỉ đạo, thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với phòng, chống dịch, phải đặt trong điều kiện cụ thể của Cà Mau. Nếu dịch ở cấp độ 3 hay 4 thì việc chỉ đạo, xác định những mục tiêu, giải pháp phù hợp tương ứng với cấp độ dịch, không chung chung. Muốn nói như vậy để chúng ta có biện pháp thích ứng linh hoạt với tuỳ từng tình hình diễn biến dịch bệnh.

Thứ ba, 2% dân số chưa tiêm mũi 1, số lượng không nhiều nhưng những đối tượng này khó tiếp cận, phải quyết liệt từ nay đến ngày 31/12 tiêm dứt điểm, đảm bảo 100% dân số được đủ liều cơ bản 2 mũi. Ngoài ra, tỉnh bắt đầu chủ trương tiêm mũi 3, mũi bổ sung, mũi tăng cường để tăng khả năng miễn dịch trong cộng đồng, với tinh thần thần tốc, đảm bảo tiến độ, hơn hết tiêm chủng đạt số mũi tiêm theo yêu cầu. Ðó là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng.

Thứ tư, tăng cường năng lực cơ sở y tế, chủ động sinh phẩm, thiết bị điều trị, không để quá tải ở các bệnh viện dã chiến và cơ sở thu dung điều trị. Khi cơ sở y tế phát hiện F0, đầu tiên phân loại, cách ly điều trị tại nhà khi đủ điều kiện, cung cấp túi thuốc kịp thời để người bệnh an tâm. Hiện nay có 2/3 số ca F0 điều trị tại nhà, đây là một sự dịch chuyển trong phương pháp, chỉ đạo rất phù hợp để giảm tải các bệnh viện dã chiến và các cơ sở thu dung điều trị các huyện, thành phố...

Phải ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý F0, quản lý xét nghiệm và trả kết quả. Ðồng thời, quy định cả thời gian để có sự nhất quán trong kiểm điểm trách nhiệm, chấn chỉnh thay đổi lề lối làm việc, đáp ứng yêu cầu xét nghiệm sàng lọc.

Cuối cùng, tăng cường kiểm tra nhắc nhở và xử phạt, nhất là những trường hợp không chấp hành tốt, cố tình vi phạm các quy định ở nơi công cộng, những nơi tập trung đông người để thiết lập lại một trật tự mới, trong điều kiện mới .

Bên cạnh kêu gọi ý thức từ cộng đồng, qua đây, rất mong Nhân dân, doanh nghiệp, từ nhân viên y tế, công lập và ngoài công lập, mỗi người cùng chung tay góp sức, mỗi người mỗi việc cùng chống dịch, nhất là những tình nguyện viên ở cơ sở, những người từng nhiễm bệnh, đã trải qua thời gian điều trị - đây là nguồn nhân lực rất quý, rất có kinh nghiệm.

Tất cả chúng ta cùng vào cuộc để kiềm chế, tiến tới khống chế dịch bệnh, Nhân dân, doanh nghiệp yên tâm lao động, phát triển sản xuất và đón Tết Nguyên đán đầm ấm.

- Xin cảm ơn ông!

 

Hồng Nhung thực hiện

 

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.

Tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.

Ung thư và những căn nguyên cần biết

Các chuyên gia của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, thông thường tình trạng ung thư chỉ xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào một cách không kiểm soát được, sau đó thì các tế bào này sẽ tập hợp lại thành một khối u. Theo thời gian, các khối u bất thường đó sẽ tiếp tục có xu hướng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác trong cơ thể con người. Lúc này thì căn bệnh ung thư được xem như đã hình thành.

Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (29/10), đúng Ngày Bệnh vảy nến Thế giới, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến. Tham dự có PGS.TS - Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cùng đoàn y, bác sĩ bệnh viện. Về phía tỉnh Cà Mau có Bác sĩ Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế.

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.

Cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bà mẹ không thể trực tiếp cho con bú, nên vắt sữa là giải pháp tốt nhất.

Đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến Tết dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ không còn xa. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hàng thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết như: thịt nguội (giò chả, chả lụa, xúc xích, lạp xưởng, nem…) cũng như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh; các loại khô (cá khô, tôm khô), mắm đang được đẩy nhanh quá trình nhập nguyên liệu dự trữ và tăng công suất sản xuất để kịp thời cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

Điều trị ung thư phải theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, nhiều người cảm thấy lo lắng khi căn bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Trong đó, nhiều nhất là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và tuyến vú.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hút thuốc lá

Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.