ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 18:17:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Hoà nâng chất nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Tháng 12/2015, Khánh Hoà là xã điểm thứ 2 của huyện U Minh được tỉnh Cà Mau công nhận đạt chuẩn NTM. Đó là kết quả sự chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương sau 5 năm (2010-2015) tập trung tăng trưởng kinh tế, giảm hộ nghèo và đầu tư phát triển văn hoá, xã hội.

“Sau khi được công nhận NTM, nhiều tiêu chí được quy định nâng cấp cao hơn, nên 4 năm qua, Khánh Hoà luôn tập trung phát huy nội lực để đáp ứng yêu cầu xã NTM trong giai đoạn mới. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên thể hiện rõ vai trò nòng cốt, tính gương mẫu trong công tác vận động xây dựng các phong trào quần chúng ở địa bàn dân cư, được Nhân dân đồng tình ủng hộ nên các tiêu chí NTM luôn được duy trì đạt chất lượng”, Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà Lâm Vũ An cho biết.

Huy động nguồn lực gần 60 tỷ đồng

Đường giao thông trung tâm xã Khánh Hoà.

Giai đoạn 2016-2018, xã Khánh Hoà đã huy động nguồn vốn gần 60 tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp xây dựng NTM. Qua đó, có thêm 3 tuyến đường nhánh nối các xóm được xây dựng, nâng tổng số tuyến trục ấp, liên ấp trên 42 km (tăng trên 17% so với năm 2015). Bên cạnh đó, 10 tuyến kênh thuỷ lợi có tổng chiều dài trên 28 km đã được nạo vét để phục vụ sản xuất của người dân, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Mức thu nhập bình quân đầu người hiện tại trên 37 triệu đồng/năm (thời điểm năm 2015 là 30 triệu đồng/người/năm).

“Đời sống người dân được nâng lên, nhu cầu về giáo dục, y tế hay nước sạch sinh hoạt, sử dụng điện an toàn… đã được đáp ứng, tạo sự phấn khởi trong Nhân dân. Bà con có ý thức trách nhiệm phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, trồng cây xanh làm hàng rào trước nhà và trên phần đất của gia đình, giải quyết dứt hẳn tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát… Diện mạo NTM ở Khánh Hoà ngày càng đổi mới”, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hoà Phạm Mỹ Cầm phấn khởi.

Phó trưởng Ấp 7, xã Khánh Hoà Điệp Văn Tuấn thông tin: "Toàn ấp có trên 500 hộ dân, sống chủ yếu nhờ sản xuất lúa - tôm kết hợp. Năm 2018, ấp được xã đầu tư mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa - tôm, người dân được hỗ trợ con giống, vật tư và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi trồng, những hộ thiếu đất sản xuất cũng tranh thủ lao động trong và ngoài tỉnh để tăng thu nhập. Từ đó, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tình trạng bê tha, tham gia tệ nạn xã hội… hầu như không còn. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo ở ấp giảm gần 8%.

Băn khoăn tiêu chí hộ nghèo

Một năm sau ngày được công nhận NTM, Khánh Hoà “rớt” 3 tiêu chí về: Tổ chức sản xuất, thông tin - truyền thông và hộ nghèo. Thời gian qua, tập trung mọi nguồn lực vừa giữ, vừa nâng chất NTM, hệ thống truyền thanh ở xã từng bước được xây dựng mở rộng, hợp tác xã sản xuất được củng cố, phát triển hiệu quả hơn và tiếp tục nhân rộng các hợp tác xã mới. Cơ bản tiêu chí về tổ chức sản xuất, thông tin - truyền thông sẽ được khắc phục trong giai đoạn 2016-2020. Lo ngại là việc giảm nghèo bền vững.

 Theo bà Phạm Mỹ Cầm, việc quy hoạch sản xuất phù hợp điều kiện vùng luôn được xã quan tâm thực hiện, người dân hầu hết đều có ý chí lao động, nhưng thời tiết ngày càng diễn biến thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất mà giá cả đầu ra sản phẩm lại bấp bênh. Mặt khác, phần lớn đồng bào dân tộc hiện thiếu hoặc không có đất sản xuất, dẫu rằng đã qua chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc được quan tâm, có người được cấp đất nhiều lần, hoặc được di dời đến khu tái định cư… kết hợp với đào tạo nghề, nhưng rồi họ cũng bán đất, rời khu tái cư do không có điều kiện để mưu sinh.

Ấp 6 là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống (131 hộ trong tổng số 274 hộ dân tộc trên địa bàn xã) nên được gọi là “xóm Khmer Lớn”. Trước đây, Ấp 6 được mặc định là ấp nghèo của xã. Song, được đầu tư xây dựng lộ nông thôn, chuyển đổi sản xuất lúa - tôm kết hợp, nhất là phát triển trồng rau màu, đời sống người dân khá lên từng ngày. Tuy nhiên, hiện tại Ấp 6 còn khoảng 25 hộ nghèo/318 hộ, đa số là đồng bào dân tộc không đất sản xuất.

Trưởng Ấp 6 Danh Hoài Rim trải lòng: "Đã qua, việc cấp đất cho hộ đồng bào dân tộc nghèo chủ yếu chỉ để ở, mà không có đất làm sao sản xuất. Việc đào tạo nghề như may mặc, nấu ăn, trồng trọt… không ít người sau khoá học vẫn không tìm được việc làm, một phần vì con còn nhỏ không thể đi lao động ở xa, một phần vì tại địa phương không có công ty, xí nghiệp… 

"Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, định hướng đào tạo nghề  theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng... là 1 trong 11 giải pháp cho các nhóm tiêu chí cụ thể được xã Khánh Hoà triển khai thực hiện thời gian tới", ông Lâm Vũ An cho biết./.

Mỹ Pha

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Tuổi trẻ xung kích trong phong trào lớn

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai quyết liệt, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đã phát huy vai trò xung kích của mình khi tích cực tham gia thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cùng toàn tỉnh. Ðây cũng chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn xác định cho năm 2025.

Giải pháp tiết kiệm từ vật liệu... "hết thời"

Trong thời kỳ giá vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng leo thang, việc chọn lựa VLXD phù hợp với túi tiền đang trở thành bài toán khó đối với nhiều gia đình. Giữa làn sóng của những vật liệu hiện đại, đắt đỏ như gạch men cao cấp, đá granite hay gỗ công nghiệp nhập khẩu, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sang các loại vật liệu “hết thời”, đó là những sản phẩm từng phổ biến nhưng hiện không còn được ưa chuộng vì mẫu mã lỗi thời. Ðây được xem là lời giải hiệu quả cho bài toán tiết kiệm chi phí xây dựng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Hạnh phúc an cư

“Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con có nhà mới đón Tết an vui; rà soát tất cả đối tượng được hỗ trợ xem hộ nào có thể triển khai xây dựng nhà được ngay thì tiến hành nhanh, nhưng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả; phát huy cao nhất tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 8/2025...”. Ðây là chỉ đạo kỳ quyết của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau.

Lan toả ý thức bảo vệ môi trường

Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.

Tấm lòng phụ nữ nông thôn

Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, mong muốn sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, một số phụ nữ ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, đã tự nguyện thành lập tổ phụ nữ từ thiện để nấu ăn, cấp phát gạo, nhu yếu phẩm..., giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.

Sẽ kiểm tra 95 cơ sở kinh doanh hàng hoá dịp Tết

Nhằm đảm bảo ổn định thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp tết gây bất ổn thị trường, sáng nay (7/1), lực lượng quản lý thị trường tỉnh tổ chức kiểm tra chuyên đề thị trường dịp trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025.

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên”

Sáng nay (7/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên” tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. 

Bố trí nguồn lực hợp lý để giảm nghèo bền vững

Với chuẩn nghèo ngày càng cao thì công tác giảm nghèo đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp tương ứng, phù hợp với thực tiễn. Huyện Năm Căn đã huy động tốt các nguồn lực xã hội, triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.