ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 18:06:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi người dân trở thành “chiến sĩ”

Báo Cà Mau (CMO) Chẳng thể ngồi yên khi dịch Covid-19 đang hoành hành, cùng với lực lượng thường trực (y, bác sĩ, quân đội, công an...), bao người dân bình thường hay những cậu ấm, cô chiêu cũng trở thành chiến sĩ tình nguyện tham gia trực chốt kiểm soát, hỗ trợ tiêm vắc-xin Covid-19, cùng đội lấy mẫu xét nghiệm đến gõ cửa từng nhà… Tất cả chung nhau một ý chí, một quyết tâm sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Ngất xỉu vẫn không bỏ cuộc

Lần đầu mặc bộ quần áo bảo hộ y tế kín mít thay cho trang phục thoải mái hàng ngày, làm nhiệm vụ hỗ trợ đội lấy mẫu xét nghiệm trong dân, giữa nắng trưa oi bức, cùng tâm lý căng thẳng, sau 2 tiếng, em Trần Thị Long Châu (Phường 5, TP Cà Mau) đã không trụ nổi.

Châu chia sẻ: “Khi mặc đồ này vào cảm giác ngột ngạt, mọi hoạt động cá nhân đều dừng lại, kể cả việc nghe điện thoại hay uống nước, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Lần đó giữa trưa em bị say nắng, mất nước, rồi ngất xỉu”.

Ai cũng tưởng rằng Châu sẽ bỏ cuộc vì vóc dáng tiểu thư sao trụ nổi môi trường khắc nghiệt. Nhưng khi vừa khoẻ lại, Châu liên hệ ngay với Ðoàn Thanh niên của phường để tiếp tục công việc.

Công việc thầm lặng của các tình nguyện viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng.

Vốn có “máu” tình nguyện, từ năm học lớp 10 Trường THPT Cà Mau, Châu bắt đầu tham gia tiếp sức mùa thi. Năm nay Châu vừa đỗ vào Ðại học Văn Lang, ngành Quan hệ công chúng. Do tình hình dịch bệnh chưa thể đến trường học, Châu quyết định góp sức vào công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hơn tháng nay, Châu đã hỗ trợ nhiều công việc tại trạm y tế phường, như nhập liệu thông tin lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát, truy vết các F; tham gia trực chốt kiểm soát người dân ra đường; thực hiện đo thân nhiệt và huyết áp cho người dân trước tiêm vắc-xin Covid-19; cùng đội lấy mẫu xét nghiệm đến từng nhà dân, phụ giúp ghi thông tin liên quan đến người được lấy mẫu, ghi mã số trên ống mẫu...

Châu bộc bạch: “Bản thân tôi phải thay đổi mọi thứ, từ giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, kể cả giải trí... để thích nghi với công việc nhiều áp lực. Tuy nhiên, làm được nhiều việc giúp ích cho mọi người và học hỏi được nhiều điều hay tôi thấy rất vui. Tôi và các bạn trong nhóm động viên nhau không nản lòng, cùng góp sức đẩy lùi dịch bệnh, vì ngoài kia mọi người còn vất vả hơn mình gấp bao lần”.

Gác chuyện kinh doanh, lo cho vùng dịch

Ðợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, các cơ sở kinh doanh, mua bán chịu ảnh hưởng khó khăn chung. Dịch vụ cho thuê xe ô-tô của gia đình anh Phan Việt Ðức ở thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời tạm ngưng hoạt động. Lúc này anh có nhiều thời gian cập nhật thông tin về dịch bệnh, chứng kiến hình ảnh các lực lượng công an, quân đội, y tế, đoàn viên, thanh niên ngày đêm làm nhiệm vụ, bản thân nhận thấy cần góp sức mình để hỗ trợ quê hương.

Mấy tháng qua, anh Ðức lái xe của gia đình đi khắp vùng nông thôn thu mua và nhận hỗ trợ nông sản từ trong dân, góp sức làm nên những chuyến xe nghĩa tình của Ðại đức Thích Nhuận Trí, Trụ trì Niệm phật đường Phước Ðiền.

Anh Ðức tâm tình: “Nhiều bà con nhà có nải chuối, ít rau vẫn hái, gói cẩn thận, chờ xe đi ngang gửi cho người gặp khó. Rất xúc động. Chứng kiến nhiều hành động đẹp của người dân, tôi càng thấy ấm lòng”. Xe của anh còn làm cầu nối, chuyên chở hàng ngàn phần quà của nhà hảo tâm đến với người nghèo, động viên nhau cùng vượt qua đại dịch.

Khi xã Khánh Bình xuất hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, đến nay đã phong toả 2 ấp, rất cần lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ việc lấy mẫu xét nghiệm, đi chợ hộ, trực chốt…, thế là anh Ðức viết đơn tham gia và được phân công hỗ trợ đội lấy mẫu 3 ngày/lần toàn dân trong xã. Xe của anh Ðức cũng được trưng dụng vận chuyển dụng cụ y tế và mẫu bệnh phẩm về Trung tâm Y tế huyện, đưa rước lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch. Ngoài góp công sức, anh Ðức còn hỗ trợ xăng suốt hành trình.

Anh Ðức chia sẻ: “Từ ngày nhận nhiệm vụ đi vào vùng phong toả, tôi thuê căn trọ để ra ngoài ở, tránh ảnh hưởng đến gia đình. Nhà tôi ai cũng ủng hộ, động viên tinh thần, nên tôi được tiếp thêm sức mạnh, phấn đấu hoàn thành tốt".

Khắp nơi trên mảnh đất cực Nam còn biết bao tấm lòng tình nguyện viên như thế, sẵn sàng gác tình riêng, việc nhà cùng "chia lửa" trong cuộc chiến này. Mỗi người mỗi cảnh nhưng có chung nhiệt huyết và tấm lòng với quê hương.

“Nếu ai cũng mang tâm lý sợ hãi không dám xông pha thì làm sao đẩy lùi được dịch bệnh”, đó là lời chia sẻ của biết bao con tim tình nguyện, càng khẳng định thông điệp “Mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch” xuyên suốt trong những ngày đối phó với Covid-19./.

 

Mộng Thường

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.