ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 05:10:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi tổ chức công đoàn đồng hành cùng công nhân

Báo Cà Mau Những năm qua, các cơ quan, doanh nghiệp không ngừng quan tâm, chăm lo đến đời sống cán bộ, công nhân viên, người lao động. Bên cạnh xây dựng nhà ở cho công nhân, công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp trong tỉnh còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua lao động sản xuất. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân không ngừng được cải thiện.

Những năm qua, các cơ quan, doanh nghiệp không ngừng quan tâm, chăm lo đến đời sống cán bộ, công nhân viên, người lao động. Bên cạnh xây dựng nhà ở cho công nhân, công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp trong tỉnh còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua lao động sản xuất. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân không ngừng được cải thiện.

Là doanh nghiệp kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu, qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu Cà Mau (FFC) đã tạo việc làm ổn định cho gần 500 lao động với thu nhập bình quân từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Ðiền Văn, Phó Chủ tịch CÐCS Công ty FFC, cho biết, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, công ty còn chú trọng tuyên truyền, giáo dục bằng loa phóng thanh về Luật Lao động và Luật Công đoàn (sửa đổi) cho CNVC-LÐ.

Ban Chấp hành CÐCS công ty được tham gia tất cả những cuộc họp quan trọng của công ty và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, hướng đến bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động như: xét nâng lương, khen thưởng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các chế độ chính sách... Hằng tháng còn có chế độ thưởng cho công nhân đủ công, năng suất cao bằng những phần quà thiết thực. Vào mỗi dịp lễ, Tết, công ty đều tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho cán bộ, CNVC-LÐ, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.

Ðể công nhân gắn bó lâu dài với công ty, từ năm 2012 công ty đã cất 122 phòng tập thể, giải quyết nhu cầu nhà ở miễn phí cho khoảng 280 công nhân công ty. Hơn 3 năm làm việc tại công ty, chị Nguyễn Thị Kim Ðang, làm ở bộ phận băng chuyền có thu nhập từ 4,5-5 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị hiện đang ở nhà tập thể của công ty. Chị Kim Ðang chia sẻ: “Thu nhập của vợ chồng mỗi tháng trên 10 triệu đồng, không tốn tiền thuê nhà nên tiết kiệm được một ít. Chúng tôi đều được công ty mua bảo hiểm đầy đủ. Ngoài chi phí sinh hoạt hằng ngày, còn gửi tiền về cho bà ngoại ở xã Thạnh Phú nuôi 2 con nhỏ”.

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm nay, công ty tổ chức đối thoại với công nhân về Luật Bảo hiểm xã hội và pháp luật về việc làm cho cán bộ, CNVC-LÐ, xét trao nhà Mái ấm công đoàn cho 3 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mỗi căn trị giá 35 triệu đồng...

Mặc dù đầu năm đến nay tình hình hoạt động gặp nhiều khó khăn do lượng hàng xuất khẩu giảm nhưng các công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản luôn tổ chức chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Ông Phan Văn Tâm, Phó Chủ tịch Công đoàn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cho biết: “Công ty luôn xem đây là biện pháp khích lệ tinh thần cho người lao động an tâm trong công việc nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất, kinh doanh của công ty”.

Làm việc tại Công ty Minh Phú hơn 6 năm, chị Trương A Tiên cho biết, khi chị mang thai đều được khám thai định kỳ, nghỉ hộ sản được lãnh tiền BHXH, rồi khi đi làm lại, chị được phụ cấp tiền sữa cho con đến 12 tháng; ngày 8/3, hay lễ, Tết chị đều được thưởng...

Hiện nay, phần lớn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều sắp xếp, bố trí nơi làm việc an toàn và trang bị bảo hộ lao động khá đầy đủ cho người lao động theo quy định. Một số doanh nghiệp còn quan tâm hỗ trợ nhà ở, bảo đảm các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Từ sự quan tâm này, công nhân, viên chức, người lao động ngày càng ý thức hơn về vai trò, vị trí của mình trong doanh nghiệp; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cơ bản ổn định, hài hoà./.

Hồng Phượng

Liên kết hữu ích

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.