ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 15:47:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi ý Ðảng thuận lòng dân

Báo Cà Mau Trước thềm xuân, nhịp sống nơi xứ Ðầm càng trở nên tất bật. Các công trình cầu, lộ giao thông gấp rút hoàn thành, các tuyến đường rực rỡ cờ hoa, lòng người hân hoan chào đón năm mới, với niềm tin vào Ðảng bộ, chính quyền và đường hướng phát triển quê hương.

Năm 2023, huyện Ðầm Dơi thực hiện đạt và vượt 17/17 chỉ tiêu nghị quyết. Ông Ngô Bá Thành, Phó bí thư Huyện uỷ, cho biết: "Có được kết quả này là nhờ các cấp uỷ quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. Từ đó, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội".

Người dân thi đua phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống sung túc. (Trong ảnh: Mô hình vườn cây ăn trái của gia đình bà Nguyễn Thị Liễu, ấp Ðồng Tâm B, xã Tân Duyệt).

Ðiểm nổi bật trong huy động sức dân ở huyện Ðầm Dơi là người dân sẵn sàng hiến đất làm đường, xây dựng trụ sở văn hoá, góp sức làm lộ đất đen, góp kinh phí lát gạch vỉa hè, thực hiện các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Trong năm qua, thị trấn Ðầm Dơi làm chủ đầu tư xây dựng 8 công trình trên địa bàn, trong đó có nhiều công trình nâng cấp, mở rộng lộ đi ngang phần đất của 8 hộ dân. Sau đó, tính bồi thường, trị giá khoảng 30 tỷ đồng, địa phương không đủ vốn thực hiện.

Ông Trần Trung Hiếu, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Ðầm Dơi, chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức họp dân, trình bày để mọi người thấy được việc đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân. Sau đó, Ban Thường vụ trực tiếp đối thoại, phân tích để bà con thấu hiểu, đồng thuận. Ðiều đáng quý là có những đảng viên tiên phong hiến đất, Nhân dân thấy đó noi gương làm theo”. Các hộ dân trên địa bàn thị trấn Ðầm Dơi đã hiến hơn 13.300 m2 đất làm đường. Nhìn về phía con lộ đang dần hoàn thiện, ông Mai Hữu Di, Khóm 6, bộc bạch: "Con lộ này được đấu nối từ đường 30/4 đến cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt. Gia đình tôi hiến 1.500 m2 đất vuông để con lộ sớm được thi công. Tôi sẵn sàng hiến thêm phần đất kế bên nhà để đấu nối từ lộ đến mé sông, giúp thị trấn mở rộng địa bàn dân cư”.

Việc chỉnh trang, quy hoạch đô thị luôn đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Huy động đóng góp của Nhân dân được công khai, minh bạch nên người dân luôn đồng tình hưởng ứng. Năm 2024, thị trấn Ðầm Dơi tiếp tục nâng cấp các tuyến lộ và đã có 15 hộ đồng ý hiến đất, chuẩn bị khởi công. Từ ý Ðảng hợp lòng dân sẽ thúc đẩy thị trấn Ðầm Dơi nhanh chóng hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại 4 vào năm 2025.

"Ở đâu dân chủ thực sự được coi trọng, đề cao, ở đó sẽ có được niềm tin của Nhân dân, khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong Nhân dân vào quá trình hiện thực hoá các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Ðiều này được thể hiện rõ ở xã Tân Duyệt, địa phương vừa được công nhận đạt chuẩn NTM và mạnh dạn ban hành nghị quyết chuyên đề quyết tâm đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025. “Việc đưa ra nghị quyết hoàn toàn có căn cứ”, ông Nguyễn Văn Chiến, Bí thư Ðảng uỷ xã, khẳng định.

Người đứng đầu Ðảng bộ xã Tân Duyệt chia sẻ thêm: "Ðể có trái ngọt như hôm nay, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ đã thống nhất 228 đầu việc giao cho 16 chi bộ, chỉ đạo mỗi ấp thành lập 6 tổ do MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đảm trách từng công việc. Cụ thể, MTTQ xây dựng cột cờ kiểu mẫu; Chi hội Phụ nữ phân loại, xử lý rác thải; Chi hội Nông dân xây lò đốt rác; Chi hội Cựu chiến binh thành lập tổ vá đường; Chi đoàn Thanh niên đảm trách làm kè, trồng cây chống sạt lở; tổ sản xuất tập hợp các mô hình kinh tế hiệu quả để nhân rộng. Từ đó kiểm tra, quản lý sát sao theo đầu công việc. Ban Thường vụ không chỉ tham gia sinh hoạt chi bộ thường lệ mà còn cùng sinh hoạt với các tổ, hội, đoàn thể, kịp thời động viên, tháo gỡ khó khăn, từ đó tạo được niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, điều hành của chính quyền".

Tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM ở xã Tân Duyệt từ năm 2012 đến nay là 250 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp trên 114 tỷ đồng, góp sức ban đắp 62 km lộ đất đen, giúp tiết kiệm để có thêm nhiều tuyến lộ được phủ bê tông.

Nông dân Trương Minh Hiếu, ấp Tân Thành, bộc bạch: “Khi xã chủ trương xây dựng con lộ mới ngang 1,5 m, dài 1.350 m, tôi và bà con ở đây ai cũng phấn khởi. Nhà nhà chủ động làm mặt bằng đất đen theo quy hoạch, làm cống xuyên lộ, để công trình sớm hoàn thành”.

“Ở đâu cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, dân chủ được phát huy sẽ có được niềm tin của Nhân dân. Ðó chính là động lực để thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao”, ông Ngô Bá Thành nhấn mạnh./.

 

Mộng Thường

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.