ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 23:35:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi gợi hứng thú với môn Lịch sử

Báo Cà Mau (CMO) Học lịch sử để hiểu thêm về văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thế nhưng hiện nay ở các trường học, học sinh vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm và hứng thú cho môn học này.

Lịch sử là môn học xã hội có lượng kiến thức rộng, nhiều mốc thời gian và sự kiện, đòi hỏi phải có sự ghi nhớ. Chính điều này làm cho người học lịch sử cảm thấy khô khan, khó học.

Ở cấp tiểu học, học sinh lớp 4, lớp 5 đã bắt đầu học môn Lịch sử, học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 thì được làm quen với môn học Lịch sử qua những câu chuyện tranh. Sang bậc THCS và THPT, chương trình học lịch sử sẽ rộng và nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, Lịch sử vẫn chưa phải là môn học bắt buộc trong các kỳ thi quan trọng hiện nay. Vì vậy, học sinh có tâm lý lơ là.

 Học sinh được cô giáo cho xem hình ảnh lịch sử địa phương. (Ảnh chụp tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, TP. Cà Mau).

Em Trang Trí Nguyên, học sinh lớp 12M, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Em cảm thấy môn Lịch sử hơi khó học nên chọn học các môn tự nhiên vì mình yêu thích. Em cũng biết học lịch sử rất bổ ích nhưng ngay từ đầu em đã định hướng thi nên chỉ tập trung vào các môn học mình đã chọn".  

Theo một số thầy cô giáo tại các trường THPT, hiện nay do học sinh được định hướng chọn ngành nghề, lựa chọn tổ hợp thi để tập trung học và ôn luyện từ sớm nên học sinh có xu hướng môn không chọn thi chỉ học để đảm bảo kiến thức cơ bản, không đi sâu.

Thầy Nguyễn Hoàng Long, giáo viên trường THPT Thới Bình, cho biết: “Lịch sử là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm cho học sinh ngày nay quay lưng với môn Lịch sử. Đó là việc chọn ngành, nghề. Bởi lẽ những ngành nghề liên quan đến môn Lịch sử rất ít, học sinh chủ yếu hướng về những môn khoa học. Thêm vào đó, các công cụ hỗ trợ cho môn học như mô hình, sa hình, bản đồ còn thiếu, chưa có điều kiện để đưa học sinh tham quan các di tích… nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử”. 

“Học lịch sử không khó, cái khó là chưa khơi gợi để học sinh xác định được tầm quan trọng của môn học” là chia sẻ của cô Mã Thị Xuân Thu, giáo viên trường THPT Đầm Dơi, người có nhiều năm kinh nghiệm và thành tích trong ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của tỉnh.

 

Đặt cột mốc Trường Sa trong khuôn viên nhà trường giúp học sinh hiểu thêm về chủ quyền biển, đảo quê hương. (Ảnh chụp tại trường THPT Đầm Dơi).

Cũng theo cô Thu, giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền và khơi gợi cảm hứng cho học sinh. Thay vì cách dạy truyền thống, cô thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng cách cho học sinh xem nhiều hình ảnh, các đoạn phim tài liệu. Đặc biệt, từ những câu chuyện của lịch sử cô rút ra bài học kinh nghiệm để học sinh ứng dụng vào thực tế cuộc sống… Đây là kinh nghiệm lâu năm giúp cô luôn đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn Lịch sử. 

Em Bùi Thị Trang Thư, học sinh lớp 12C3, trường THPT Thới Bình, học sinh giỏi vòng quốc gia môn Lịch sử, chia sẻ: “Em thích môn Lịch sử vì nó giúp em hiểu thêm về truyền thống hào hùng của những người đi trước, từ đó nhìn lại bản thân để cố gắng phấn đấu sống tốt hơn. Trong tiết học thích nhất được các thầy cô lồng ghép các sự kiện lịch sử với những câu chuyện. Nó giúp em nhớ lâu và không nhàm chán. Nếu có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tham quan những di tích thì càng tốt. Vì đây là cơ hội để học sinh có thể liên hệ thực tế, thích thú hơn với môn học”.

Một cách học hay là các bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi nhớ những sự kiện lịch sử. Ngoài các bài học trên lớp, các bạn hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Đây là cách giúp các bạn hệ thống lại kiến thức dễ dàng và nhớ lâu hơn so với cách học thuộc lòng.

“Tiểu học là bậc học đầu tiên được tiếp cận với môn học Lịch sử. Do đó, các em được rèn luyện tình yêu đối với môn học này. Hiện nay, ngoài chương trình học chính khoá, nhà trường còn tổ chức cho học sinh tiêu biểu tham quan các khu di tích trong thành phố, thi kiến thức qua trò chơi... Những hoạt động này được tổ chức thường xuyên để bổ trợ thêm cho các em về lịch sử địa phương, thêm hứng thú học tập”, cô Nguyễn Kim Chung, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, cho biết.

Thật ra môn học Lịch sử sẽ không khô khan và nhàm chán nếu như chúng ta có cách nhìn nhận và phương pháp giảng dạy, học tập hợp lý. Không nên có tâm lý xem nhẹ đó là môn học phụ vì mỗi môn học đều bổ trợ kiến thức ở những khía cạnh khác nhau. Nếu môn Toán rèn khả năng nhạy bén, suy luận logic thì môn Lịch sử sẽ giáo dục truyền thống, rèn luyện tư tưởng, phẩm chất đạo đức, giúp học sinh thêm yêu quê hương, đất nước./.

 Kim Chi 

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.