ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:28:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi gợi tiềm năng nghệ thuật

Báo Cà Mau (CMO) Ðêm kết thúc Liên hoan Văn nghệ các câu lạc bộ (CLB) tỉnh Cà Mau lần thứ II năm 2023 đã mang lại nhiều cảm xúc cho ban giám khảo và người hâm mộ yêu dòng nhạc trẻ. Ấn tượng trong liên hoan năm nay là có nhiều thí sinh trẻ và ban nhạc có nhiều tiềm năng nghệ thuật, mang lại cho liên hoan nhiều màu sắc mới, đặc sắc.

Hơn 100 thí sinh đến từ 11 CLB, ban nhạc, nhóm nhạc văn nghệ trên địa bàn tỉnh tham gia liên hoan. Năm nay, các đội thi mang đến các tiết mục biểu diễn đầy màu sắc, hấp dẫn, ý nghĩa, đúng với mục đích và yêu cầu của Ban Tổ chức đề ra. Các đơn vị tham gia đã bám sát với chủ đề dòng nhạc, thể loại về tình yêu quê hương đất nước, truyền thống cách mạng... Nhiều CLB để lại ấn tượng sâu sắc trong liên hoan năm nay, như Ban nhạc Màu Nắng (huyện Ngọc Hiển), Nhóm nhạc Hương Phù Sa (huyện Ðầm Dơi), Ban nhạc C’Black Bank...

Liên hoan đã phát hiện nhiều tài năng trẻ, tâm huyết với âm nhạc.

Thí sinh Lâm Diễm My, nhạc công đàn bầu, Ban nhạc Hương Phù Sa, đơn vị Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi và thí sinh Bùi Nguyên Khang, nhạc công Guitarist, Ban nhạc Sol Thăng Bank, là 2 thí sinh trẻ triển vọng có nhiều tiềm năng được Ban Tổ chức trao giải Nhạc công, Ban nhạc triển vọng trong liên hoan năm nay.

Chia sẻ niềm vui khi đoạt giải Nhạc công triển vọng, em Lâm Diễm My, học sinh lớp 11, Trường THPT Ðầm Dơi, cho biết rất vinh dự khi cùng các bạn trong Nhóm nhạc Hương Phù Sa đánh dấu một bước ngoặt trong con đường hoạt động nghệ thuật.

“Em rất vui, không ngờ mình đạt giải triển vọng trong liên hoan năm nay. Gia đình em có truyền thống hoạt động nghệ thuật nhưng chỉ khoảng 1 năm nay em mới nhận ra mình yêu thích đàn bầu và quyết định gắn bó với con đường nghệ thuật. Hầu như em tự mày mò, học hỏi trên mạng xã hội thôi, nhưng em rất đam mê chiếc đàn bầu này. Tuy đã biểu diễn nhiều trên sân khấu nhưng đây là lần đầu tiên tham gia liên hoan cấp tỉnh nên em cũng khá lo lắng, căng thẳng, nhưng cuối cùng bài biểu diễn của em cũng thuận lợi, mang đến niềm vinh dự cho đơn vị mình”, Diễm My tâm tình.

Tiếng đàn bầu tuy có âm sắc buồn nhưng lại sâu lắng, lôi cuốn người nghe trở về với tâm hồn an nhiên, tĩnh lặng. Diễm My và các bạn trong nhóm cẩn thận đưa tiếng đàn này vào những bài hát có tiết tấu nhanh để tạo những khoảng âm trầm lắng, độc đáo. Từ những cách sáng tạo trong biến hoá, khéo léo lồng tiếng đàn bầu vào các nhạc cụ hiện đại, các bạn đã tạo nên tiết mục có sức hút, hấp dẫn khán giả, mang đến sự hài lòng cho Ban Tổ chức. Tuy tuổi đời còn khá trẻ, còn đang học THPT nhưng các em trong Nhóm nhạc Hương Phù Sa đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng những người yêu thích âm nhạc.

Thí sinh Lâm Diễm My tạo ấn tượng khi trình diễn đàn bầu.

Diễm My chia sẻ: “Trong nhóm chỉ có em chơi nhạc cụ truyền thống, còn lại các bạn chơi dòng nhạc Acoustic. Ban đầu cứ nghĩ đàn bầu khó phối bài với các nhạc cụ khác, nhưng chúng em đã bàn bạc cẩn thận, lựa chọn những bài hát tiết tấu nhanh, hiện đại nhưng vẫn có đoạn solo với đàn bầu để tạo nên một bản phối độc đáo, ấn tượng nhất. Âm nhạc chính là cách để chúng em giải toả những căng thẳng trong quá trình học tập, khơi gợi niềm đam mê, có nhiều động lực trong cuộc sống”.

Ðánh giá về liên hoan năm nay, ông Ðặng Sơn Thuỷ, Trưởng ban Giám khảo, cho biết: “Nhìn chung, chương trình biểu diễn của các đơn vị đều bám sát quy chế, thể lệ của Ban Tổ chức đề ra. Nhiều tiết mục biểu diễn được các nhạc công hoà tấu, solo độc đáo, tạo ấn tượng cho Ban Tổ chức và khán giả. Ðiều đáng mừng là, trong liên hoan năm nay xuất hiện rất nhiều các bạn thí sinh tuổi đời còn trẻ nhưng rất tiềm năng. Ðây là một nguồn lực dồi dào để chúng ta hy vọng một lực lượng kế thừa chất lượng, tiềm năng cho nền nghệ thuật tỉnh nhà. Ban Tổ chức rất vui mừng chào đón sự quan tâm, sự trở lại đầy mới mẻ của những nhạc công kỳ cựu, đã có nhiều hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc của tỉnh nhà, đây là một sự cổ vũ tinh thần, tiếp lửa cho lực lượng trẻ”.

Ðây là lần tổ chức thứ II, mang lại nhiều điểm nhấn trong lòng khán giả yêu thích âm nhạc. Có thể nói, liên hoan là sân chơi bổ ích, giúp tìm kiếm nhiều tài năng nghệ thuật cho tỉnh nhà. Những bài hát được trình diễn sôi động hay sâu lắng đều mang đến nhiều ấn tượng, độc đáo. Tất cả đã tạo nên một đêm liên hoan đầy thành công và hứa hẹn sẽ tiếp tục có được nhiều CLB âm nhạc đầy tài năng, triển trọng cho phong trào văn hoá, văn nghệ tại Cà Mau./.

 

Hằng My

 

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…