ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 06:01:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12.000 hộ, đông nhất là người Khmer với trên 7.800 hộ.

Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12.000 hộ, đông nhất là người Khmer với trên 7.800 hộ.

5 năm qua, tiếp tục triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, tỉnh Cà Mau đã đầu tư trên 200 tỷ đồng để thực hiện nhiều chương trình, dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đến thời điểm này, 100% xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng hệ thống trường, trạm y tế kiên cố, đảm bảo việc học tập và khám, chữa bệnh cho Nhân dân, có trên 90% số hộ đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch sinh hoạt.

Tổng lực giảm nghèo

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để làm giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, kêu gọi đầu tư vào các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào DTTS để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Nếu như cuối năm 2010, hộ nghèo trong đồng bào DTTS là 37,42%, nay chỉ còn 18,48%.

Đua ghe Ngo - môn thể thao truyền thống của người Khmer.

Xã Hồ Thị Kỷ là một trong những địa phương điển hình. Từ xã có đông đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, có sự tham gia tích cực của các ngành và tổ chức đoàn thể, tỷ lệ hộ nghèo ở Hồ Thị Kỷ giảm nhanh. Nổi bật là ấp Đường Đào, trước đây hộ nghèo chiếm gần nửa số hộ dân, từ năm 2010 trở lại đây, hộ nghèo giảm còn khoảng 70 hộ/khoảng 500 hộ dân sinh sống tại ấp.

Ông Hữu Thảo, Bí thư Chi bộ ấp Đường Đào, cho biết: "Được sự hỗ trợ của Nhà nước về mọi mặt, người dân dần ý thức hơn trách nhiệm công dân của mình. Bây giờ hộ đã thoát nghèo thì cố gắng lao động, phấn đấu làm giàu, hộ còn nghèo không đất sản xuất thì học nghề, hoặc đi lao động ngoài tỉnh. Tình trạng rượu chè bê bết cũng giảm rất nhiều. Hầu hết con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, trong đó có nhiều em đã tốt nghiệp đại học, cao học..., dân trí nâng lên, nhận thức xã hội trong đồng bào DTTS cũng khác trước rất nhiều”.

Hiệu quả các chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS

Qua 5 năm thụ hưởng các chính sách về dân tộc, đời sống vùng đồng bào DTTS có bước phát triển khá toàn diện. Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, hằng năm tỉnh còn xuất ngân sách địa phương hỗ trợ hộ nghèo, gia đình liệt sĩ, thương binh… trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào DTTS với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm đầu tư bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS. Tính đến thời điểm này, tỉnh đã xây dựng 7 lò hoả táng (vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng) và tranh thủ nguồn vốn Trung ương gần 15 tỷ đồng để xây dựng 8 nhà sinh hoạt cộng đồng (salatel). Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao vùng đồng bào DTTS phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS được tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện tỉnh có 1 trường THPT dân tộc nội trú (12 lớp), 26 điểm trường dạy tiếng Khmer, đào tạo theo chế độ cử tuyển vào đại học, cao đẳng được 142 em... 

Giai đoạn 2016-2020, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tích cực tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về xoá đói giảm nghèo trong đồng bào DTTS. Thực hiện chiến lược công tác dân tộc tập trung nguồn lực gắn với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, xây dựng nhiều mô hình điểm về sản xuất để nâng cao khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Đào tạo nguồn nhân lực trong con em người DTTS nhằm thay đổi tư duy thế hệ trẻ trong lao động, sản xuất, hướng tới thoát nghèo bền vững trong cộng đồng người DTTS.

Ông Lâm Vũ An, Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà, huyện U Minh, cho biết: "Toàn xã có trên 270 hộ DTTS, tập trung đông nhất ở ấp 6, với trên 130 hộ. Những năm qua, xã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, Đảng uỷ, UBND xã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, tận dụng đất sân vườn, bờ liếp trồng hoa màu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Từ đó, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm ăn hiệu quả. Điển hình như hộ ông Đào Bê, ông Đào Tư, thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm; gia đình ông Lý Quang trồng lúa kết hợp nuôi tôm và tận dụng bờ liếp trồng khổ qua, dưa leo… thu nhập trên 150 triệu đồng/năm…".

Theo ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành… đời sống của đồng bào DTTS phát triển khá toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, hộ nghèo trong đồng bào DTTS có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân cơ bản là do trình độ dân trí thấp, người dân thiếu thông tin. Tỉnh đã và đang tìm giải pháp tốt nhất và kiên trì giải quyết vấn đề này. Việc thiếu đất sản xuất và không đất sản xuất, đã qua, tỉnh hỗ trợ mua đất tập trung để cấp cho người nghèo DTTS nên phần nào xở gỡ được khó khăn này./.

Bài và ảnh: Bảo Trâm

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Dự kiến giảm 13 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau hợp nhất

Sáng 28/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày 24/6/2025 của UBND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau hợp nhất, để trình tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X

Thực hiện yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh tại Báo cáo số 73/BC-HĐND ngày 16/6/2025 về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X, UBND tỉnh trả lời như sau:

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Sáp nhập tỉnh - Tinh gọn bộ máy là tất yếu của phát triển

Mùa Xuân lịch sử năm 1975, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta, hừng hực tiến công với khí thế:“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo nơn nữa”[1] tiến thẳng về Sài Gòn như thác đổ, bắt sống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam cộng hoà đầu hàng vô điều kiện! Ðất nước thống nhất, chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - Không nóng vội, chủ quan, duy ý chí

“Sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp xã không chỉ là việc nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, mà mục đích là nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, giảm chi ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời tạo không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương”, ông Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh.

Ðồng thuận với chủ trương lớn

Chủ trương của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp tỉnh, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện là những vấn đề không chỉ cán bộ, công chức mà người dân cũng đặc biệt quan tâm. Lợi dụng sự quan tâm của dư luận, rất nhiều đối tượng đăng tải thông tin để "câu view", "câu like". Nhằm kịp thời chấn chỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện U Minh chỉ đạo các đảng uỷ, chi uỷ, chi bộ trực thuộc, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tốt chủ trương lớn của Ðảng, mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp ÐVHC, để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu và đồng thuận.

Cà Mau tích cực thực hiện Nghị quyết 57

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay có chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Ðột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Ðây cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng tới trong năm 2025.

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.